Hà Nội: Lên cơn tức ngực, người đàn ông bất ngờ ngừng thở ngay tại nhà
Người đàn ông mất ý thức, mạch cảnh không bắt được, ngừng thở khi đến nhà bác sĩ, sau cấp cứu ban đầu đã qua cơn nguy hiểm nhưng vẫn trong tình trạng nguy kịch, cần đến bệnh viện để được cấp cứu chuyên khoa.
Trong lúc đang sinh hoạt tại nhà, người đàn ông 46 tuổi (ngụ tại Hà Nội) đột ngột xuất hiện tức ngực, khó thở. Ông đã nhanh chóng đến nhà BS.CK2 Nguyễn Quang Khanh, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh (Hà Nội).
Khi đến, bệnh nhân trong tình trạng vật vã, da mặt tái, chi lạnh, sau đó mất ý thức, mạch cảnh không bắt được, ngừng thở, tiểu tiện không tự chủ. Bác sĩ Khanh nhận định bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn đã nhanh chóng thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân.
Sau 2 phút nỗ lực cấp cứu, người đàn ông đã có nhịp tim trở lại. Lúc này, người bệnh vẫn trong cơn nguy kịch, bác sĩ Khanh theo xe vận chuyển người bệnh đến Bệnh viện Đa khoa Đông Anh để cấp cứu.
Khi đến nhà bác sĩ, bệnh nhân trong tình trạng vật vã, da mặt tái, chi lạnh, sau đó mất ý thức. Ảnh minh họa
Trên đường đến viện, bác sĩ Khanh đã liên hệ trước khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu cho người bệnh. Sau khi đến bệnh viện, người bệnh đã tỉnh, được làm các xét nghiệm, dùng thuốc kiểm soát nhịp tim với chẩn đoán nhồi máu cơ tim.
Sau đó, nam bệnh nhân được cấp cứu qua cơn nguy hiểm, tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Tim Hà Nội. Hiện tại, tình trạng lâm sàng người bệnh ổn định.
Theo BS Khanh, việc sơ cấp cứu ban đầu rất quan trọng, có thể quyết định mang lại sự sống cho người bệnh. Các đơn vị cần chủ động tập huấn sơ cấp cứu ban đầu cho cán bộ nhân viên các nhà máy, xí nghiệp hoặc phát triển tập huấn đến cộng đồng dân cư. Đây là việc làm rất cần thiết và ý nghĩa.
Khi có các tình huống cần cấp cứu xảy ra, người được tập huấn có kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản, có thể chủ động, bình tĩnh ứng phó kịp thời và giúp người gặp nạn sống sót.
- Từ khóa:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp
Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Quân nhân xuất huyết não ngoài đảo được trực thăng đưa vào đất liền cấp cứu
Vừa qua, trực thăng EC 225 số hiệu VN-8620 của Công ty Trực thăng miền Nam, Binh đoàn 18 đã hạ cánh an toàn xuống sân đỗ tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175, khẩn trương đưa quân nhân bị xuất huyết não ngoài đảo vào cấp cứu.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim