GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ Việt Nam
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ Việt Nam. Ngoài ra, ông còn đảm nhiệm chức vụ Ủy viên ban chấp hành Hội Thần kinh Việt Nam; Hội viên Trường môn Thần kinh Hoa Kỳ; Ủy viên Hội đồng chuyên môn chỉ đạo chương trình đào tạo cơ bản điều trị đột quỵ của Bộ Y tế.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ Việt Nam
Tốt nghiệp Học viện Quân y năm 1979, BS Nguyễn Văn Thông nhận công tác tại Cục Nghiên cứu Bộ Tổng tham mưu đến năm 1984, với vai trò Chủ nhiệm quân y Trung tâm trinh sát, Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham mưu. Từ năm 1985 đến năm 1989, ông chuyển về làm bác sỹ điều trị tại Viện Quân y 108, sau đó được bổ nhiệm lên làm Phó chủ nhiệm Khoa thần kinh năm 1996 và Giám đốc Trung tâm đột quỵ của bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2002.
Trong suốt thời gian công tác, bác sĩ Thông không ngừng tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực chuyên môn thông qua các khóa đào tạo quốc tế tại Đại học tổng hợp Santotomas, Phillipine (năm 1994-1995); bệnh viện Mayoclinic, Mỹ (năm 1998)… Trong nước, ông theo đuổi văn bằng bác sĩ chuyên khoa I nội trung (năm 1987), Phó tiến sĩ khoa học y dược (năm 1993), bác sĩ chuyên khoa II (năm 1995). Ông nhận học hàm Phó giáo sư năm 2004 và chức danh Giáo sư năm 2010.
Mối quan tâm về chuyên thần kinh – mạch máu được GS Nguyễn Văn Thông thể hiện qua Viết trên 90 bài báo khoa học về chuyên ngành thần kinh – mạch máu được đăng trong các tạp chí Y học trong nước, 3 bài báo được báo cáo và poster tại các Hội nghị khoa học quốc tế. Chủ biên và tham gia viết trên 16 quyển sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học.
Với hơn 35 năm kinh nghiệm điều trị và vốn kiến thức chuyên sâu, GS Nguyễn Văn Thông hiện là cây bút lớn của nhiều tạp chí lớn như biên dịch viên Tạp chí Đột quỵ Quốc tế; thành viên ban cố vấn Tạp chí Thầy thuốc Việt Nam; ủy viên thường trực Hội đồng khoa học, Hội đồng biên tập Tạp chí Y Dược Lâm sàng, Viện Nghiên cứu Y Dược Lâm sàng 108.
Ngoài ra, ông cũng chủ trì 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp Viện; 2 dự án cấp Bộ Quốc phòng; đồng thời tham gia 2 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ. Các đề tài này đều được nghiệm thu đạt kết quả tốt. 17 nghiên cứu sinh, thạc sĩ do ông hướng dẫn đều bảo vệ luận án thành công.
Nhờ các đóng góp lớn cho ngành y tế, Giáo sư Nguyễn Văn Thông được trao tặng Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất; Huân chương chiến công hạng nhất vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc (năm 2005); Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú (năm 2005); Bằng khen Thủ tướng (năm 2006); Bằng khen Bộ Quốc phòng (năm 2010) và Thầy thuốc nhân dân (năm 2013).
Nguồn: Hội đột quỵ VN
- Từ khóa:
- bệnh đột quỵ
- điều trị đột quỵ
- Đột quỵ
- đột quỵ não
- phục hồi đột quỵ
- phục hồi sau đột quỵ
- tai biến mạch máu não
Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ
Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
S.I.S Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi “Thoát khỏi của tử” do căn bệnh suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng. Sau 9 ngày điều trị không hiệu quả tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân đã được hồi sinh nhờ sự can thiệp quyết liệt của ekip bác sĩ tại S.I.S Cần Thơ.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim