Giấc ngủ ảnh hưởng đến lượng cholesterol ra sao?
Hàm lượng cholesterol cũng sẽ bị ảnh hưởng theo giấc ngủ. Do đó, chúng ta cần có một giấc ngủ ngon để giảm nguy cơ đột quỵ cũng như tăng huyết áp.
Theo BS Susan Bernstein, ngủ quả ít hay quá nhiều cũng gây ảnh hưởng đến lượng cholesterol bên trong cơ thể.
Để có một quả tim khỏe mạnh, cần thủ quy tắc sau:
– Hàm lượng cholesterol cần phải dưới 200 mg/dL
– Không nên để lượng cholesterol xấu (LDL) vượt quá 100 mg/dL. Đối với người bệnh tim mạch hay tiểu đường, cần giữ mức độ cholesterol xấu dưới 70 mg/dL.
– Lượng cholesterol tốt (HDL) ở nam giới cần đạt 40 mg/dL hoặc cao hơn. Về phía phụ nữ, họ phải tăng hàm lượng cholesterol tốt lên đến 50 mg/dL hoặc cao hơn.
– Cần kiểm soát lượng Triglyceride trong cơ thể dưới 150 mg/dL
– Cholesterol xấu tạo ra mảng bám mỡ trên mạch vành khiến chúng ta dễ mắc bệnh tim mạch. Trong khi đó, Cholesterol tốt giúp tống khứ Cholesterol xấu ra khỏi cơ thể để tránh tình trạng đau tim. Lượng Triglyceride cao cũng tạo ra mảng bám mỡ trên mạch vành.
Chuyện gì xảy ra khi bệnh nhân ngủ
Ngủ là thời điểm cơ thể nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. Lúc này, cơ thể tiết ra một loại hormones giúp chữa lành mô và tế bào sau một ngày làm việc căng thẳng. Huyết áp giảm và nhịp tim đập chậm lại, nhịp thở cũng nhẹ theo. Nhìn chung, quả tim được nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng cho ngày mới.
Một người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm.
Ngủ không đủ giấc có thể một người bị cholesterol cao.
Trong một công trình nghiên cứu được thực hiện tại 2.705 người trưởng thành, mức độ Triglyceride ở cơ thể người hay ngủ ít vào ban đêm có thể tăng mạnh, trong khi lượng cholesterol tốt nằm ở mức thấp mặc dù giấc ngủ không tác động đến lượng cholesterol xấu. Ngủ trong 8 giờ giúp cơ thể tiết ra nhiều cholesterol tốt.
Ngủ không đủ giấc khiến hormones chính hoạt động không tốt. Cơ thể tiết ra quá nhiều hormone cortisol và ghrelin. Trong khi đó, hormones leptin (hormones giúp kiểm soát cân nặng cơ thể) không được tạo ra nhiều lắm. Một khi quy trình tiết hormones leptin bị mất cân bằng, lượng cholesterol trở nên rối loạn.
Người bị ngưng thở khi ngủ thường có lượng Cholesterol xấu và Triglyceride cao trong cơ thể. Ngoài ra, họ cũng dễ bị thừa cân béo phì.
Xem thêm: Ăn khuya có làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Ngủ quá ít
Thiếu ngủ có thể tác động đến lượng cholesterol ở cơ thể nam nữ một cách khác nhau. Một công trình nghiên cứu quy mô rộng cho biết nam giới ngủ ít hơn 6 giờ có mức độ cholesterol xấu cao. Trong khi đó, lượng cholesterol xấu ở phụ nữ ngủ ít hơn 6 giờ lại thấp hơn. Nói chung, cơ thể của nam hay nữ ngáy khi ngủ có lượng cholesterol tốt thấp.
Thiếu ngủ, thức khuya có thể khiến lượng cholesterol tăng vọt. Thí nghiệm thực hiện trên chuột ngủ không đủ giấc cho thấy gan của chúng có mức độ cholesterol cao. Bên cạnh đó, lượng enzyme gan chuyên xử lý cholesterol bị nằm ở mức thấp.
Hormones leptin và resistin cũng bị giảm mạnh.
Ngủ quá nhiều
Ngủ quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến lượng cholesterol. Một công trình nghiên cứu ở người Nhật trưởng thành nhấn mạnh mức độ Cholesterol tốt phụ nữ ngủ hơn 8 giờ có xu hướng giảm. Đối với nữ giới ngủ ít hơn 5 hoặc 8 giờ, lượng Triglycerides có thể tăng vọt. Nam giới ngủ quá ít có nguy cơ bị lượng cholesterol xấu cao trong người nhiều hơn người ngủ 8 giờ. Mức độ cholesterol xấu đều bằng nhau ở cơ thể nam nữ.
Một nghiên cứu khác thực hiện ở người cao tuổi tại Trung Quốc cho rằng người ngủ hơn 9 giờ có thể bị béo phì và có lượng Triglyceride cao.
Xem thêm: Đột quỵ: Nguyên nhân và cách quản lý các yếu tố nguy cơ?
Cách cải thiện giấc ngủ
Để có được giấc ngủ ngon, chúng ta cần:
– Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
– Ngủ ít nhất 7 giờ nhưng không được quá 8 tiếng.
– Không nên ngủ quá ít vào đêm đầu tuần, sau đó ngủ bù vào cuối tuần.
– Giữ cho phòng tối, mát mẻ và yên tĩnh. Nếu cần, chúng ta có thể mở quạt, sử dụng màng chống tia sáng cùng với việc dùng nút bịt lỗ tai.
– Dành thời gian đọc sách hoặc đi tắm trước giờ ngủ.
– Đừng để điện thoại cảm ứng bên giường vì người dùng có thể kiểm tra mail hoặc xem mạng xã hội.
– Không nên để bụng đói hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn quá no.
– Cần hạn chế dùng caffeine, nicotine cũng như đồ uống có cồn vì chúng gây mất ngủ.
– Hãy thả lỏng cơ bằng bài tập thể dục nhẹ trước khi ngủ.
– Lên danh sách công việc cần làm và đặt danh sách trên đầu tủ gần giường ngủ. Ngày hôm sau, chúng ta sẽ giải quyết việc cần thiết.
– Thuốc ngủ có thể giúp một người giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, cần có thói quen lành mạnh để cải thiện giấc ngủ hiệu quả hơn. Khi bị mất ngủ thường xuyên, cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và kê toa thuốc phù hợp để chúng ta nghỉ ngơi tốt hơn.
Trọng Dy (dịch) – benhdotquy.net
Nguồn: WebMD
- Từ khóa:

Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim