F0 bị nhồi máu cơ tim vượt ‘cửa tử’ thành công
Theo thông tin từ bệnh viện Đa khoa Gia Đình (Đà Nẵng), mới đây, một bệnh nhân là F0 nhập viện ngày 19.2 với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được các bác sĩ cứu sống thành công.
Cụ thể, ông D.T.N (66 tuổi, F0 đang thực hiện cách ly, điều trị tại một đơn vị y tế công lập trên địa bàn Quảng Nam) có triệu chứng đột ngột lên cơn đau thắt ngực dữ dội, cơn đau từ vùng trước tim lan lên cổ bên trái, có biểu hiện của nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân được xử trí nội khoa bằng thuốc và chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Gia Đình ngay trong đêm.
ThS.BS Bùi Ngọc Anh – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – Đột quỵ, Bệnh viện Gia Đình, cho biết: “Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim ngay trong thời gian điều trị Covid-19 kèm bệnh nền viêm cơ tim và tăng huyết áp, nếu không được xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.”
Sau khi hội chẩn, ê kip bác sĩ đã quyết định khởi động quy trình chụp chẩn đoán và can thiệp động mạch vành cho bệnh nhân. Sau hơn 1 giờ thực hiện thủ thuật, đội can thiệp mạch máu đã nong và đặt 2 stent mạch vành phủ thuốc để tái thông động mạch vành phải.
Đội can thiệp mạch máu đang nong và đặt 2 stent mạch vành phủ thuốc để tái thông động mạch vành phải cho bệnh nhân F0 bị nhồi máu cơ tim. (Ảnh: BVCC)
Sau can thiệp, bệnh nhân sức khỏe ổn định và được chuyển về Khoa COVID-19 của bệnh viện để tiếp tục điều trị dưới sự phối hợp, theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa liên quan. Tình trạng bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt, đã có thể đi đứng bình thường, vận động nhẹ nhàng và tự thực hiện các sinh hoạt cá nhân.
Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, bệnh nhân và người nhà được hướng dẫn, tư vấn chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt để hạn chế các yếu tố nguy cơ và xuất viện sau khi xét nghiệm âm tính COVID-19.
Nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim ngay cả khi hết F0!
Các chuyên gia cho biết có đến 55 triệu chứng tồn tại lâu dài sau khi hồi phục COVID-19. Trong đó, có 1/5 số bệnh nhân xuất hiện tổn thương tim kéo dài, 20-60% bệnh nhân gặp bất thường về tim ở thời điểm hai tháng sau khi nhiễm COVID-19. Thậm chí, một số người còn bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi khỏi COVID-19 do di chứng cục máu đông, dù trước đó họ không bị bệnh tim mạn tính hay có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như đái tháo đường, thừa cân – béo phì, tăng huyết áp…
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số lượng lớn bệnh nhân hậu COVID-19 gặp phải di chứng hình thành cục máu đông. Nguyên nhân được xác định là do phản ứng miễn dịch kéo dài trong mạch máu sau khi hồi phục. Phát hiện này giúp giải thích lý do tại sao một số người từng mắc COVID-19 bị các triệu chứng tim mạch “ghé thăm” thường xuyên.
Các nhà nghiên cứu giải thích, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức là nguyên nhân góp phần làm tổn thương mạch máu ở một số bệnh nhân thời hậu COVID-19. Điều này có thể gây ra “rò rỉ” trong mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Đây là căn nguyên của một số biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn, chẳng hạn như:
Nhồi máu cơ tim: Người bệnh sẽ trải qua một cơn đau tim nếu dòng máu đến mô tim bị cắt đứt. Cục máu đông chính là nguyên nhân tiềm ẩn của các cơn đau tim.
Đột quỵ não: Cục máu đông có thể gây tắc nghẽn các mạch máu trong não, làm gián đoạn lưu lượng máu và dẫn đến đột quỵ. Trường hợp cục máu đông chỉ tạm thời làm giảm lưu lượng máu đến não và ngăn chặn nguồn cung cấp máu đến một phần của não, bệnh nhân sẽ gặp phải cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (đột quỵ nhẹ).
Thuyên tắc phổi: Tình trạng này xảy ra khi một cục máu đông di chuyển đến phổi và chặn dòng chảy của máu. Điều này có nguy cơ làm giảm nồng độ oxy và gây tổn thương mô phổi.
Ngoài các biến chứng trên, cục máu đông còn có thể hạn chế lưu lượng máu đến các bộ phận khác của cơ thể, gây ra những tổn thương nghiêm trọng không kém. Một số khu vực chịu ảnh hưởng của cục máu đông bao gồm: tứ chi, thận và các cơ quan đường tiêu hóa.
T.N
- Từ khóa:
- covid-19
- f0
- nhồi máu cơ tim
Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ
Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
S.I.S Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi “Thoát khỏi của tử” do căn bệnh suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng. Sau 9 ngày điều trị không hiệu quả tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân đã được hồi sinh nhờ sự can thiệp quyết liệt của ekip bác sĩ tại S.I.S Cần Thơ.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim