Đường huyết cao 29 mmol/l có nguy hiểm không?

Tôi đo chỉ số đường huyết cao 29 mmol/l. Xin hỏi giá trị đường huyết này có nguy hiểm không, tôi nên làm gì để hạ đường huyết. (Triệu Vũ)

22-01-2022 18:30
Theo dõi trên |

Đường huyết cao 29 mmol/l có nguy hiểm không? – Ảnh minh hoạ

Chào bạn,

Bởi bạn không nói rõ giá trị đường huyết cao này được đo vào thời điểm nào, nên chúng tôi đưa ra các giả thiết như sau:

– Đường huyết 29 mmol/l nếu đo lúc đói là rất cao và giá trị cao như vậy bạn có nguy cơ đối mặt với biến chứng cấp tính đặc biệt nguy hiểm là nhiễm toan ceton và hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, thậm chí có thể lấy đi tính mạng. Bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra lại đường huyết để được xử lý kịp thời.

– Nếu giá trị này đo ngay sau khi vừa ăn xong thì cũng khá cao. Khi đó, bạn cần xem xét lại việc lựa chọn thực phẩm để giúp làm giảm đường huyết sau ăn. Vì đường huyết sau ăn tăng sẽ tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

– Nếu giá trị này được đo sau khi ăn 2 giờ, đây là một chỉ số không tốt. Ở người tiểu đường, giá trị đường huyết sau ăn 2 giờ nên kiểm soát dưới 7.8 mmol/l nếu dùng thuốc tiêm insulin, và dưới 10 mmol/l nếu dùng thuốc uống.

Có thể thấy ở trường hợp của bạn, dù là đo ở thời điểm nào thì giá trị này cũng không tốt. Vì vậy, bạn nên điều trị tích cực theo khuyến cáo của bác sĩ đó là tuân thủ dùng thuốc, tăng cường tập luyện và ăn uống giảm chất bột, đường.

Chúc bạn sức khỏe!

Người phụ nữ đột quỵ nhồi máu não sau 2 tuần sinh con

Người phụ nữ đột quỵ nhồi máu não sau 2 tuần sinh con

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa thông tin tiếp nhận và cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân 35 tuổi, hiện đã qua cơn nguy kịch và phục hồi nhanh chóng.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ