Đột quỵ nằm liệt giường, thầy giáo vẫn giảng bài online trên giường bệnh
Dù phải nằm liệt giường sau khi lên cơn đột quỵ nhưng người thầy giáo trách nhiệm vẫn tiếp tục giảng bài online cho sinh viên. Sự kiên trì của một giảng viên người Indonesia trong việc truyền đạt kiến thức cho sinh viên của mình đã khiến nhiều cư dân mạng cảm động.
Thông qua một video được chia sẻ bởi một sinh viên có tên Balqis Maharani, trên tài khoản TikTok hôm thứ Hai, anh này cho biết vị giảng viên ở trường của mình có tên Aceng Muhtaram đã bị đột quỵ khoảng một tuần trước. Thông thường, giảng viên sẽ gửi cho các sinh viên đường dẫn liên kết Zoom vào sáng sớm để lớp học có thể bắt đầu lúc 9h30 sáng. Nhưng vào ngày hôm đó, dù đã 9g sáng, nhưng các sinh viên vẫn chưa nhận được đường link Zoom để vào học.
Sau đó, các sinh viên đã hỏi trợ lý giảng viên và đây là lúc họ phát hiện ra rằng giảng viên của mình đã phải vào phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện do đột quỵ.
Hình ảnh người thầy giáo vẫn dạy online sau khi bị đột quỵ khiến nhiều người khâm phục
Lúc đầu, các sinh viên nghĩ rằng giảng viên dạy môn Nghiên cứu Quản trị Giáo dục sẽ không còn dạy trong thời gian đó nữa vì không được khỏe. Tuy nhiên, các sinh viên đều bất ngờ khi phát hiện hóa ra vị thầy giáo già này lại vô cùng nhiệt huyết: Vẫn giảng dạy đều đặn mặc dù đang phải nằm giường điều trị!
Sau khi câu chuyện được chia sẻ lên mạng, rất nhiều người đã gửi lời khen tới người giảng viên vì tinh thần nỗ lực làm việc, truyền đạt kiến thức cho sinh viên của mình ngay cả khi lâm bệnh. Cư dân mạng cũng hy vọng thầy Aceng sẽ sớm bình phục và được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục giảng dạy và truyền cảm hứng cho nhiều sinh viên khác.
Phương Nguyên
Hướng dẫn nhận biết ngưng thở khi ngủ
Làm thế nào để nhận biết người có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ? Ai có nguy cơ bị mắc và làm thế nào để chẩn đoán, điều trị ngưng thở khi ngủ? TS.BS Phan Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai sẽ giúp cho quý đọc giả hiểu rõ vấn đề này trong bài viết sau.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Sức khỏe “kêu cứu” khi bạn ngồi một chỗ 8-10 tiếng mỗi ngày
Ngồi quá lâu, đặc biệt là dân văn phòng có thể ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày, gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe. Bạn có bao giờ nghĩ các cơ quan trong cơ thể đang “kêu cứu” khi bạn ngồi quá lâu hàng ngày như vậy? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua video dưới đây.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim