Đột quỵ để lại những biến chứng gì?

Mẹ em vừa bị tai biến mạch máu não. Gia đình em rất lo ạ. Không biết sau khi bị đột quỵ thì mẹ sẽ có thể gặp những biến chứng gì ạ? (Bình Sơn)

10-03-2022 14:34
Theo dõi trên |

Phụ thuộc vào mức độ nặng của đột quỵ, nguyên nhân và tuổi bị bệnh, người bệnh có thể gặp các biến chứng khác nhau. (Ảnh minh hoạ)

Chào bạn,

Cơn tai biến mạch máu não đôi khi có thể gây ra khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào thời gian não bị thiếu lưu thông máu và phần bị ảnh hưởng. Theo đó, mẹ bạn có thể gặp phải những biến chứng sau đột quỵ như:

– Liệt nửa người: Đây là di chứng nặng nề nhất sau tai biến, làm cho người bệnh không hoặc khó khăn trong đi lại, cử động tay chân. Theo thống kê, có tới 92% người bị tai biến mạch máu não bị chứng liệt nửa người.

– Chứng rối loạn ngôn ngữ: Ngôn ngữ mất chuẩn (mất tiếng, nói ngọng) là chứng bệnh thường gặp ở những người sau khi bị tổn thương cục bộ ở não, có người sau tai biến trở nên nói bập bẹ như trẻ mới tập nói. Có những trường hợp mất đi nhịp điệu tiếng nói, bị chuyển giọng, âm điệu của ngôn ngữ bị biến đổi, có người nói những trọng âm như người nước ngoài.

– Tiểu tiện không tự chủ: Tiểu tiện không tự chủ cũng là một di chứng thường thấy ở người bệnh sau tai biến.

Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới chứng tai biến mạch máu não, trong đó có tới 50% tử vong. Trong số 50% bệnh nhân tai biến mạch máu não sống sót, có tới 92% mắc di chứng về vận động, 68% di chứng vừa và nhẹ, 27% di chứng nặng, 92% người bệnh liệt nửa người đang sống tại gia đình và cộng đồng vẫn cần luyện tập phục hồi chức năng.

Các di chứng mà tai biến mạch máu não để lại cho người bệnh hết sức nặng nề, đặc biệt là di chứng về vận động. Bệnh nhân bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não là người đa tàn tật vì ngoài giảm hoặc mất khả năng vận động, họ còn có nhiều rối loạn chức năng khác kèm theo như rối loạn về ngôn ngữ, rối loạn thị giác, rối loạn cảm giác, rối loạn nhận thức …

Tuy nhiên, những biến chứng này có thể phục hồi nếu người bệnh chăm chỉ luyện tập và điều trị đúng theo phác đồ nên bạn và gia đình không cần phải lo lắng quá nhé. Thời điểm này, phục hồi chức năng sau đột quỵ cho mẹ bạn là việc làm cấp bách, cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Điều trị kịp thời và áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp người bệnh khôi phục lại chức năng vốn có, sớm quay trở lại cuộc sống bình thường, tái hòa nhập cộng đồng.

Thân mến!

Quảng cáo

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Sự gia tăng đột quỵ đáng lo ngại ở người trẻ 

Sự gia tăng đột quỵ đáng lo ngại ở người trẻ 

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa với các con số đáng báo động trong thời gian gần đây tại nhiều cơ sở y tế cấp cứu đột quỵ trên cả nước. Mỗi năm có thêm 200.000 người Việt mắc bệnh này và số trường hợp tử vong do đột quỵ là 11.000 người. Trong đó, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng, chiếm 10-15%. Các chuyên gia nói gì về điều này?

Multimedia

Theo dõi trên:

Video

Hướng dẫn cấp cứu bệnh nhân đột quỵ ngoài cộng đồng

Sơ cứu đột quỵ tại chỗ đảm bảo an toàn cho người bệnh trước khi nhận được sự can thiệp từ đội ngũ y bác sĩ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các phương pháp sơ cứu đúng cách. Trong video dưới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ hướng dẫn các phương pháp sơ cứu đúng cách nếu gặp trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ