Đột quỵ: 3 dấu hiệu nhận biết, 7 việc nên làm và 7 việc không nên làm khi sơ cứu
Trong bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết và ngắn gọn về dấu hiệu nhận biết đột quỵ, 7 việc nên làm khi sơ cứu người bị đột quỵ và 7 việc không nên làm khi sơ cứu đột quỵ để tránh làm tăng nặng tình trạng người bệnh.
TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM khuyến cáo, nếu thấy một người đột ngột CƯỜI MÉO, NÓI NGỌNG, YẾU LIỆT MỘT BÊN TAY CHÂN hãy nghĩ đến đột quỵ. Lúc này, cần gọi cấp cứu, đi ngay, đừng chờ. Thời gian cấp cứu đột quỵ được tính bằng giây. Chần chừ mỗi phút, 2 triệu tế bào não sẽ chết mà không có cách nào hồi phục được.
7 việc NÊN làm khi người thân bị đột quỵ
– Việc đầu tiên quan trọng nhất, khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ, người nhà cần gọi người trợ giúp và gọi ngay xe cấp cứu (hoặc cho Trung tâm cấp cứu 115) đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất có đủ phương tiện, kỹ thuật, chuyên môn cấp cứu, điều trị đột quỵ.
– Xác định thời gian khởi phát bệnh đột quỵ.
– Trong khi chờ xe cấp cứu, cần giữ thông thoáng môi trường xung quanh để người bệnh thở tốt. Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng, bề mặt đủ độ cứng để giữ thăng bằng, không đặt lên đệm có độ lún sâu và tránh xê dịch để không làm trầm trọng tình trạng xuất huyết não.
– Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, móc hết đàm nhớt ở miệng người bệnh ra (nếu có).
– Nếu bệnh nhân còn tỉnh: Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân.
– Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng còn thở bình thường: Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi kỹ. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp.
– Nếu người bệnh bất tỉnh, không còn thở, lập tức thao tác CPR ép tim và thổi ngạt. CPR là phương pháp hồi sức tim – phổi để giúp bơm một lượng máu tới tim và não nhằm kéo dài thời gian sống của nạn nhân trong khi chờ trợ giúp y tế chuyên sâu.
Để thực hiện CPR: Quỳ gối bên nạn nhân đang nằm ngửa, đặt lòng một bàn tay vào chính giữa ngực nạn nhân (ngay phía dưới đoạn xương nối giữa 2 lồng ngực) với các ngón tay song song với xương sườn. Đặt bàn tay còn lại lên trên tay kia, và dùng phần thân trên tạo lực ép thẳng xuống qua 2 bàn tay, với 30 lực ép lên ngực (nhịp độ 2 lực ép/giây).
Tiếp theo là 2 lần thổi ngạt: đẩy nhẹ cổ nạn nhân ngửa ra sau để mở miệng/mũi ra, thổi 2 hơi vào miệng/mũi không kéo dài quá 2 giây, thấy lồng ngực nạn nhân phồng nhẹ là đúng cách. Sau đó tiếp tục 30 lần ép tim và theo chu trình 30 – 2 như vậy.
Người thực hiện thường rất mệt sau 2 – 5 phút làm CPR, vì vậy cần gọi người giúp sức để đảm bảo CPR được duy trì liên tục cho nạn nhân, cho đến khi có sự can thiệp của y tế chuyên sâu hoặc khi nạn nhân thở lại được.
Hãy để người bệnh trên một mặt phẳng, kê đầu
7 việc KHÔNG làm khi sơ cứu người bị đột quỵ
– Không được tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió hay chích nặn máu, uống các loại thuốc, kể cả thực phẩm chức năng vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.
– Không cho người bệnh ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, người bệnh hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.
– Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, vì có thể ảnh hưởng lên sự tưới máu trên não và gây chết các tế bào não nhiều hơn.
– Không dùng thuốc aspirin hay các thuốc chống đông máu, tan máu vì lúc này chưa xác định được người bệnh bị loại đột quỵ não nào, nếu bị xuất huyết não thì dùng các thuốc trên sẽ làm cho người bệnh càng thêm nguy kịch.
– Không chờ đợi để hy vọng các triệu chứng thoái lui.
– Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.
– Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.
Hoàng Thúy
- Từ khóa:
Chụp và điều trị phình động mạch não tại BV Thủ Đức hết bao nhiêu tiền?
Ba em mới phát hiện bị phình động mạch não, bác sĩ có tư vấn là cần chụp và can thiệp bằng kỹ thuật số hóa xóa nền để điều trị. Gia đình định đưa ba vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức vì gần nhà. Cho em hỏi chi phí tầm bao nhiêu để gia đình có thể chuẩn bị ạ? (Đăng Dương – TPHCM)
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Cứu sống du khách Pháp lên cơn nhồi máu cơ tim cấp
Vừa qua, Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM) vừa cấp cứu thành công một du khách người Pháp bị nhồi máu cơ tim cấp trong thời gian du lịch tại Việt Nam.
-
Sống sót sau đột quỵ, làm gì để không bị lần 2?
-
Giới trẻ và đột quỵ: Khi lối sống hiện đại trở thành sát thủ âm thầm
-
Giải mã mối quan hệ nguy hiểm giữa đái tháo đường và đột quỵ
-
Phòng Tránh Đột Quỵ – Bắt Đầu Từ 5 Bài Tập Đơn Giản
-
Ngăn đột quỵ ngay từ phút đầu – Những điều nên biết
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết