Đồng Nai: Nhiều người bị đột quỵ chưa tiêm vắc xin ngừa COVID-19

Sau nới lỏng giãn cách xã hội, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tiếp nhận nhiều trường hợp bị đột quỵ đồng mắc COVID-19, vì trước đó chưa được tiêm ngừa nên tiên lượng xấu hơn.

20-12-2021 09:45
Theo dõi trên |

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tiếp nhận trường hợp một cụ ông 94 tuổi bị đột quỵ, đồng thời dương tính với SARS-CoV-2. Theo lời kể của người nhà, trước đó, cụ ông chưa tiêm vắc xin COVID-19. Đây cũng là điều tiếc nuối của người thân.

Ông D.N.Đ – con trai bệnh nhân cho biết: “Người lớn tuổi ở nhà nhiều vả lại có thêm bệnh bao tử, huyết áp, sợ tiêm vắc xin không được như ý nên thành ra không cho cụ đi tiêm”.

Thực tế, theo các chuyên gia, quan niệm người lớn tuổi ở nhà toàn thời gian khó mắc COVID-19 cũng rất thường gặp. Nhưng chúng ta không biết rằng, chính người trẻ ra ngoài thường xuyên và có thể mang mầm bệnh về nhà cho người lớn tuổi.

Cụ ông 94 tuổi không phải là trường hợp đầu tiên nhập viện vì đột quỵ và phát hiện mắc COVID-19. Thời gian gần đây, tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bệnh nhân nhập viện do đột quỵ có xu hướng gia tăng, phòng bệnh luôn kín giường.

Tình trạng này bắt đầu từ khi nới lỏng giãn cách, mở cửa trở lại. Điều đáng lo ngại, nhiều bệnh nhân vừa mắc COVID-19, vừa bị đột quỵ. Trong đó có cả những người chưa tiêm vắc xin vì nhiều lý do khác nhau.

BS Nguyễn Đình Quang – Trưởng khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai khuyến cáo: “Tiên lượng ở những bệnh nhân mắc đồng thời cả 2 bệnh sẽ khác so với những người chỉ mắc 1 bệnh đột quỵ. Khi mắc bệnh COVID-19, một số trường hợp như người lớn tuổi, mắc bệnh nền đã có nguy cơ trở nặng, đặc biệt là người chưa tiêm ngừa và còn mắc đồng thời đột quỵ cấp nên cơ hội sống, phục hồi của người bệnh đột quỵ sẽ giảm đi nhiều. Thậm chí người khỏe mạnh, không mắc bệnh nền mà chưa tiêm vì lý do nào đó nếu chẳng may mắc bệnh vẫn có thể trở nặng”.

Các bác sĩ cho rằng, sự lo ngại của người lớn tuổi trước khi tiêm vắc xin có thể hiểu được. Tuy nhiên, người thân, con cái, cộng đồng nên vận động vì an toàn của cha mẹ, ông bà. Bên cạnh đó, phải tuyệt đối tuân thủ 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế) ngay cả khi dịch có dấu hiệu giảm nhiệt. Khi đi tiêm, cần mang theo chai nước rửa tay. Trong thời gian dịch bệnh, gặp người quen cũng hạn chế nói chuyện, không uống nước chung, mang theo tấm chắn giọt bắn…

Phương Nguyên

  • Từ khóa:
Quảng cáo
Sự gia tăng đột quỵ đáng lo ngại ở người trẻ 

Sự gia tăng đột quỵ đáng lo ngại ở người trẻ 

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa với các con số đáng báo động trong thời gian gần đây tại nhiều cơ sở y tế cấp cứu đột quỵ trên cả nước. Mỗi năm có thêm 200.000 người Việt mắc bệnh này và số trường hợp tử vong do đột quỵ là 11.000 người. Trong đó, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng, chiếm 10-15%. Các chuyên gia nói gì về điều này?

Multimedia

Theo dõi trên:

Video

Hướng dẫn cấp cứu bệnh nhân đột quỵ ngoài cộng đồng

Sơ cứu đột quỵ tại chỗ đảm bảo an toàn cho người bệnh trước khi nhận được sự can thiệp từ đội ngũ y bác sĩ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các phương pháp sơ cứu đúng cách. Trong video dưới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ hướng dẫn các phương pháp sơ cứu đúng cách nếu gặp trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ