Dinh dưỡng sau đột quỵ: Ăn sao cho đúng, nên ăn gì và hạn chế món gì?
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ góp phần giúp người bệnh nhanh hồi phục sau đột quỵ. Dưới đây là những lưu ý để xây dựng thực đơn cho người bệnh, cũng như những lưu ý với người bị rối loạn nuốt.
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một trong các bệnh rất phổ biến hiện nay. Trên thế giới cứ 45 giây là có một người bị đột quỵ não (tai biến mạch máu não) và cứ 3 phút là có một người tử vong vì bệnh này. Riêng ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ.
Trong đó 50% số bệnh nhân bị tử vong, 50% người bị đột quỵ sau khi trải qua giai đoạn nguy kịch, đa số phải chăm sóc kéo dài để cải thiện chất lượng cuộc sống. Do đó chế độ dinh dưỡng đối với người sau khi bị đột quỵ là vô cùng quan trọng.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị đột quỵ
Theo bác sĩ dinh dưỡng Trần Trọng Nhân – Phụ trách khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân 115, về nhu cầu năng lượng, đối với người bệnh nằm tại giường, không đi lại được thì chỉ cần cung cấp khoảng 25 kcal/kg cân nặng/ngày. Chất tinh bột và chất béo là 2 nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, vì thế cần giảm năng lượng từ 2 nguồn này so với lúc khỏe mạnh. Trung bình mỗi ngày cần cung cấp khoảng 1200-1500 kcal cho người có cân nặng trung bình 50-55kg.
Bên cạnh đó, BS Trần Trọng Nhân còn nhấn mạnh vai trò của chất đạm đặc biệt quan trọng cho sự phục hồi, cải thiện sức khỏe. Khi cung cấp đầy đủ chất đạm cả về chất lượng lẫn số lượng giúp giảm các tình trạng viêm nhiễm, teo cơ, suy giảm miễn dịch… Chuyên gia lưu ý, cần lựa chọn nguồn cung cấp chất đạm chất lượng cao, ít chất béo bão hòa, ít cholesterol.
Theo đó, cần đảm bảo chất đạm 1g/kg cân nặng/ngày. Tổng lượng chất đạm cần khoảng 50-60 gr/ngày cho người có cân nặng trung bình 50-55kg. Nếu có bệnh khác kèm theo như suy thận, suy gan, đái tháo đường thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để điều chỉnh lượng đạm cho phù hợp.
Song song đó, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, đây là vấn đề ít được quan tâm, kể cả người khỏe mạnh hay người bị đột quỵ. Vitamin và khoáng chất giúp chuyển hóa các chất đa lượng, kích thích các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, bảo vệ cơ thể. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến vitamin C, E, selen có vai trò chống oxy hóa, canxi làm ổn định huyết áp, điều hòa nhịp tim, sắt và acid folic để tạo máu.
Ngoài ra tăng cường cung cấp đủ chất xơ tạo phân giảm táo bón nếu giảm nhu động ruột và prebiotic duy trì cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột do dùng thuốc kéo dài.
Mặt khác, BS Trần Trọng Nhân cũng hướng dẫn, bệnh nhân đột quỵ có thể có rối loạn nuốt. Nếu ở mức độ nhẹ, người bệnh còn ăn bằng miệng được thì cần chú ý các điểm: dịch đặc sẽ dễ nuốt hơn; thức ăn ấm dễ nuốt hơn; nên ăn và nuốt thật chậm, từng ít một; nếu ăn thịt nên ăn thịt hầm nhừ hay các loại thức ăn có nước sốt; ăn nhiều bữa nhỏ đầy đủ dinh dưỡng.
Thực phẩm nên dùng
– Gạo, khoai củ, mỳ, miến, bún…
– Chọn thực phẩm giàu đạm nguồn gốc thực vật, ít cholesterol: đậu tương, lạc, vừng…đạm động vật: thịt nạc các loại, cá đồng, sữa…
– Sử dụng các thực phẩm dầu thực vật: dầu lạc, dầu vừng…có khả năng giảm nguy cơ đột quỵ.
– Chọn thực phẩm giàu kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp, chống lại tình trạng toan: khoai tây, chuối, hồng xiêm…
– Thực phẩm giàu folic: gan, rau lá xanh, quả có vị chua, các loại đậu, mỳ, gạo và các sản phẩm từ ngũ cốc.
Thực phẩm hạn chế dùng
– Không nên dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, chè chát, rượu, cà phê…
– Tránh các thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối: cà muối, dưa muối, hành muối, thịt hun khói, bánh mỳ, xúc xích, bate…
– Trứng ăn tối đa 2 quả/ngày (nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ).
Hoàng Thúy
- Từ khóa:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp
Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Quân nhân xuất huyết não ngoài đảo được trực thăng đưa vào đất liền cấp cứu
Vừa qua, trực thăng EC 225 số hiệu VN-8620 của Công ty Trực thăng miền Nam, Binh đoàn 18 đã hạ cánh an toàn xuống sân đỗ tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175, khẩn trương đưa quân nhân bị xuất huyết não ngoài đảo vào cấp cứu.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim