Điều trị đột quỵ như thế nào để nhanh khỏe lại?
Chào BS,
Bố con bị tai biến mạch máu giờ chuyển sang xuất huyết não, ăn uống khó khăn, không đi lại được và đau đầu chóng mặt. Con muốn hỏi bác sĩ điều trị và uống thuốc thế nào để bố con khỏe lại được, con ở Thanh Hóa ạ!
(L.V.G – Levanh…@gmail.com)
Hình minh hoạ
Chào bạn,
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não xảy ra khi dòng máu nuôi một phần não bị gián đoạn, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cho tế bào não, tế bào sẽ chết nhanh chóng và gây tổn thương não vĩnh viễn. Đột quỵ có hai dạng là thiếu máu cục bộ não và xuất huyết não.
Đột quỵ xuất huyết não ít gặp hơn, chiếm khoảng 13% tổng số các ca đột quỵ, nguyên nhân là do vỡ một mạch máu bên trong não, máu tràn vào mô trong não và chèn ép, gây tổn thương các tế bào não.
Khả năng hồi phục sau xuất huyết não phụ thuộc vào độ nặng của đột quỵ, hay nói cách khác là số lượng tế bào não bị tổn thương và thời gian bệnh nhân được can thiệp sớm hay muộn.
Điều trị sau xuất viện sẽ bao gồm vật lý trị liệu và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây tái phát bệnh. Nếu được chăm sóc và phục hồi chức năng tốt, người bệnh có thể hồi phục phần lớn chức năng sinh hoạt trong vòng 2 – 6 tháng đầu sau đột quỵ.
Quan trọng nhất là bạn cần đưa bệnh nhân đến tái khám, để bác sĩ đánh giá các yếu tố nguy cơ và phòng ngừa, đặc biệt là kiểm soát tốt huyết áp trong trường hợp nguyên nhân đột quỵ có liên quan tới tăng huyết áp.
Tuỳ vào vùng não tổn thương mà bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau như đau đầu, chóng mặt, động kinh, nuốt khó…việc điều trị còn tùy thuộc vào khám lâm sàng và đánh giá riêng từng bệnh nhân, không có phác đồ chung cho tất cả mọi người bạn nhé!
Thân mến!
ThS.BS Võ Thị Tố Uyên
Bác sĩ – Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
- Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim