Điều gì sẽ xảy ra với não khi bạn uống soda?

Những đồ uống có đường đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhận thức và tinh thần của bạn nhiều hơn bạn nghĩ.

24-01-2022 15:48
Theo dõi trên |

Ảnh: Shutterstock / tong patong

Soda khá “tai tiến” bởi tác dụng xấu của nó đối với sức khoẻ của con người. Soda góp phần gây ra sâu răng, tiểu đường và béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra những tác động đáng kinh ngạc mà việc tiêu thụ soda có thể có đối với não. Theo các chuyên gia, tiêu thụ soda có thể ảnh hưởng từ sức khỏe tinh thần đến nhận thức của bạn. Hãy đọc để khám phá những ảnh hưởng mà soda có thể có đối với não của bạn.

Soda có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ

Ảnh: Shutterstock

Nếu bạn muốn bảo vệ chức năng nhận thức của mình khi bạn già đi, hãy từ bỏ thói quen uống nước ngọt  từ bây giờ.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke năm 2017 đã kết luận rằng, uống soda có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ và mất trí nhớ.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong một nhóm gồm 2.888 người lớn tham gia, những người uống soda có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp gần 3 lần so với những người không uống soda.

Soda có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

Ảnh: Shutterstock

Khoảng 795.000 người ở Hoa Kỳ bị đột quỵ mỗi năm và tình trạng này chiếm 1 trong 6 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở Hoa Kỳ. Thật không may, thường xuyên uống nước ngọt có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Theo nghiên cứu nói trên, những người thường xuyên uống soda nguy cơ đột quỵ gần gấp ba lần so với những người không uống.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, việc tiêu thụ một hoặc nhiều đồ uống có đường mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên tới 21%.

Soda có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ 

Ảnh: Shutterstock

Nếu bạn thấy mình hay trằn trọc vào ban đêm thì nguyên nhân có thể là do thói quen uống nước ngọt của bạn.

Chris Airey, giám đốc y tế tại phòng khám telehealth Optimale cho biết: “Do hàm lượng caffeine trong soda, thời lượng và chất lượng giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng .

Theo một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Sleep Health, “Giấc ngủ ngắn có liên quan đến việc tiêu thụ nhiều hơn các loại nước ngọt có đường chứa caffein.” Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa thời lượng ngủ ngắn hơn với việc tiêu thụ soda.

Soda có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ

Ảnh: Shutterstock

Trí nhớ kém khi trưởng thành có thể liên quan đến việc bạn tiêu thụ quá nhiều nước ngọt khi còn nhỏ.

Theo một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Translational Psychiatry, trên một mô hình động vật, việc tiêu thụ nhiều đường trong thời kỳ thanh thiếu niên có liên quan đến các vấn đề về trí nhớ trong cuộc sống sau này.

Emily E. Noble, Tiến sĩ, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Tiêu thụ đường trong giai đoạn đầu đời dường như làm giảm khả năng học tập và trí nhớ của vùng hải mã một cách có chọn lọc”.

Soda khiến bạn phụ thuộc vào caffeine

Ảnh: iStock

Nếu bạn thấy mình uể oải, cáu kỉnh hoặc khó tập trung khi không uống soda, thì sự phụ thuộc vào caffeine có thể là thủ phạm.

“Tiếp tục tiêu thụ caffeine có trong soda có thể dẫn đến những thay đổi hóa học trong não khiến bạn thèm uống soda hơn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy cần nhiều soda hơn khi thời gian cảm nhận được tác dụng kích thích của caffeine”, Brittany Lubeck, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tại Oh So Spotless giải thích.

Anh Thi, theo Eat This, Not That!

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ