Đề phòng đột quỵ mùa lạnh, bạn cần làm gì?
Gần đây, các chuyên gia lên tiếng cảnh báo về việc gia tăng tình trạng đột quỵ trong mùa lạnh. Bạn cần làm gì để chủ động bảo vệ bản thân trước căn bệnh này?
Mùa lạnh – mùa của đột quỵ
ThS.BS Phạm Xuân Hiếu – Trưởng khoa Cấp cứu – Trưởng đơn vị đột quỵ – Bệnh viện E (Hà Nội) thông tin, gần đây, tỷ lệ người bệnh cấp cứu vì đột quỵ tăng 15-20% so với mùa khác. Mùa đông được xem là mùa đột quỵ, bởi tỷ lệ nhập viện do đột quỵ hơn hẳn so với các bệnh lý khác.
Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia cảnh báo về tình trạng đột quỵ trong mùa lạnh. Trước đó, thống kê tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất (Hà Nội), những ngày gần đây, tỷ lệ bệnh nhân tai biến mạch máu não tăng mạnh, đa phần đều nhập viện trong tình trạng nặng.
Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thông tin, trong những ngày thời tiết chuyển lạnh bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ não có xu hướng gia tăng. Trước đây, mỗi tháng bệnh viện tiếp nhận khoảng 15 trường hợp đột quỵ não, nhưng riêng trong tháng 10/2021, hơn 40 bệnh nhân nhập viện vì căn bệnh này.
Đáng chú ý là các bệnh nhân này không được phát hiện sớm, vì vậy khi vào viện đã quá “giờ vàng” điều trị (4,5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng) dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, để lại di chứng nặng nề và tử vong.
Nhiệt độ thấp hơn 10 độ C có thể tăng 12-18% nguy cơ đột quỵ
Times Now News đăng tải, các nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ giữa nhiệt độ lạnh và nguy cơ xảy ra đột quỵ. Nhiệt độ thấp hơn khoảng 10 độ C có thể làm tăng từ 12 đến 18% nguy cơ đột quỵ. Vì khi thời tiết lạnh, các mạch máu sẽ co lại và làm tăng huyết áp. Tăng huyết áp là một trong những nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ.
Hơn nữa, nhiệt độ xuống thấp cũng khiến máu đặc hơn. Tình trạng này sẽ dễ khiến máu bị đông và hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn mạch máu và gây đột quỵ. Vì vậy, vào những ngày trời trở lạnh, không chỉ bản thân người bệnh mà gia đình cũng phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của những người có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Khi thấy người thân có dấu hiệu đột quỵ cần nhanh chóng gọi cấp cứu (Ảnh minh họa)
Theo ThS.BS Phạm Xuân Hiếu, đột quỵ là căn bệnh có thể phòng tránh và việc điều trị kịp thời sẽ hạn chế những di chứng về sau. Do đó, cần chú ý các dấu hiệu nhận biết như: đột ngột đau đầu dữ dội, chóng mặt, méo miệng, yếu liệt tay chân, chóng mặt, nói ngọng, nói đớ…
Khi một người có những triệu chứng cảnh báo trên cần nhanh chóng gọi cấp cứu, đồng thời để người bệnh ở tư thế an toàn – tư thế đầu cao, nghiêng sang một bên để tránh hiện tượng ứ đọng đờm dãi, chất nôn rơi vào đường thở gây suy hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp.
Lưu ý, không trì hoãn cấp cứu vì bất cứ lý do nào, không được cho người bệnh uống bất cứ thuốc gì. Cần đến được cơ sở y tế gần nhất có khả năng cấp cứu, can thiệp đột quỵ để trong vòng 4 giờ đầu sau khi khởi phát triệu chứng.
Phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh, liệu có khó?
Để phòng ngừa đột quỵ ngoài việc kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, bệnh tim mạch cần có chế độ ăn lành mạnh; tránh căng thẳng, stress và lưu ý về chăm sóc sức khỏe trong mùa lạnh.
Để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ khi trời lạnh, mỗi người cần ngủ trong phòng kín gió, đủ ấm. Buổi sáng thức dậy không nên ra khỏi chăn và xuống giường quá đột ngột, cần có thời gian để cơ thể thích ứng với điều kiện bên ngoài.
Rất nhiều trường hợp đột quỵ vào sáng sớm, đa số đều là người lớn tuổi đi tập thể dục từ 4-5 giờ sáng. Vì vậy, những người lớn tuổi không vì mất ngủ mà dậy sớm tập thể dục theo cách cực đoan.
Bên cạnh đó, cần tăng cường bổ sung các loại rau, trái cây nhiều chất xơ (bơ, cam, táo, chà là, chuối,…), sử dụng thực phẩm giàu chất béo chưa bão hòa như omega 3, omega 6 ít nhất 2 ngày trong tuần (cá hồi, cá trích, cá thu,…). Hạn chế ăn đồ chiên xào, đồ nướng, thịt đỏ và tất cả những đồ ăn chứa chất béo bão hòa. Nên ăn thịt trắng, thịt gia cầm bỏ da, đồng thời, nên ăn ít muối và hạn chế đường. Tránh sử dụng các loại nước uống có gas và thực phẩm đóng hộp.
Tuệ Giang
- Từ khóa:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp
Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Quân nhân xuất huyết não ngoài đảo được trực thăng đưa vào đất liền cấp cứu
Vừa qua, trực thăng EC 225 số hiệu VN-8620 của Công ty Trực thăng miền Nam, Binh đoàn 18 đã hạ cánh an toàn xuống sân đỗ tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175, khẩn trương đưa quân nhân bị xuất huyết não ngoài đảo vào cấp cứu.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim