Dấu hiệu cảnh báo giúp 2 người bị đột quỵ được cứu sống
Bác sĩ cảnh báo đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế ở người trưởng thành, đặc biệt là trường hợp nhập viện muộn.
Nam bệnh nhân 64 tuổi, Hà Nội, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) trong tình trạng nói khó khăn, liệt nửa người trái.
Cách nhập viện khoảng 2 giờ, bệnh nhân này có biểu hiện tê bì nửa mặt trái kèm theo yếu liệt nửa người trái, nói khó khăn. Trước đó, người bệnh từng bị cao huyết áp nhiều năm.
Sau khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh tự đo huyết áp. Nhận thấy huyết áp cao bất thường, bệnh nhân tự uống thuốc hạ áp nhưng triệu chứng không cải thiện.
Sau khoảng 2,5 giờ, bệnh nhân được người nhà đưa tới khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Tại đây, người bệnh được chẩn đoán nhồi máu não cấp.
Bệnh nhân đột quỵ có khả năng phục hồi tốt hơn nếu được cấp cứu trong khung giờ vàng (Ảnh: BVCC)
Ngay lập tức, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. Sau khoảng 10 phút, cơ lực tay của bệnh nhân đã cải thiện. 30 phút sau đó, gần như các triệu chứng của người bệnh đã được cải thiện, ông bệnh nhân tự đứng dậy đi lại.
Cũng có triệu chứng tương tự gồm tê bì sau gáy, lan xuống tay, yếu liệt người trái, nói khó, bệnh nhân 61 tuổi, Bắc Ninh, được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang với chẩn đoán đột quỵ não thể nhẹ.
Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng tiểu cầu kép, kiểm soát huyết áp, kiểm soát mỡ máu. May mắn, sau 30 phút, tình trạng yếu liệt tay cải thiện.
Theo BS Nguyễn Văn Hùng – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế ở người trưởng thành.
Từ hai trường hợp trên, bác sĩ Hùng khuyến cáo người bệnh nên nhập viện sớm ngay từ khi có những dấu hiệu đột quỵ đầu tiên để tránh được những di chứng đáng tiếc khi quá giờ vàng.
Ngoài ra, theo bác sĩ Hùng, người nhà không nên tự ý dùng thuốc hay áp dụng các biện pháp dân gian như cạo gió, chích máu… đối với bệnh nhân đột quỵ. Điều này có thể vô tình bỏ lỡ khung giờ vàng quý giá để điều trị đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phục hồi của người bệnh.
Tổng hợp
- Từ khóa:
- bệnh đột quỵ
- Cấp cứu đột quỵ
- Đột quỵ
- đột quỵ não

Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim