Đau đầu và đau nửa đầu: Sự khác biệt là gì?
Những cơn đau nhói, đau đớn và áp lực mạnh liên tục ở đầu có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên khốn khổ.
Đối với một số người, những cơn đau đầu đến rồi đi, và đối với những người khác, chúng giống như một phần của cuộc sống hàng ngày. Nhưng làm thế nào để bạn thực sự biết liệu bạn chỉ đang bị đau đầu thông thường hay chứng đau nửa đầu?
Hạn chế căng thẳng sẽ giúp giảm bớt chứng đau đầu
Dưới đây là một số mẹo nhanh để giúp bạn xác định nguyên nhân khiến đầu bạn đau nhức:
Loại đau đầu phổ biến nhất, được gọi là đau đầu do căng thẳng, thường có biểu hiện như áp lực nhẹ, âm ỉ mà không có các triệu chứng đi kèm khác. Mặc dù đau đầu do căng thẳng có thể gây đau đớn, nhưng chúng hiếm khi là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng hơn.
Sự kết hợp giữa thay đổi lối sống, thư giãn và các liệu pháp bổ sung có thể giúp giảm số lượng cơn đau đầu do căng thẳng mà bạn gặp phải.
Mặt khác, cơn đau nửa đầu có thể khá nghiêm trọng, gây ra cảm giác dữ dội hoặc đau nhói ở một vùng trên đầu của bạn. Cơn đau có thể kéo dài từ 4 giờ đến tối đa một tuần, và xảy ra 2 đến 4 lần một tháng.
Đau đầu của bạn có thể là chứng đau nửa đầu nếu bạn có bất kỳ sự kết hợp nào của các triệu chứng sau:
- Đau từ vừa đến nặng (thường được mô tả là đau nhói) có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đầu hoặc có thể chuyển từ bên này sang bên kia
- Nhìn mờ
- Nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn hoặc mùi
- Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng
- Ăn mất ngon
- Xanh xao
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Sốt (hiếm gặp)
- Các chấm hoặc đèn nhấp nháy sáng, điểm mù, đường lượn sóng hoặc răng cưa
Điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa Thần kinh nếu bạn thường xuyên bị đau nửa đầu để loại trừ các nguy cơ. Có nhiều lựa chọn điều trị có thể giúp hạn chế chứng đau nửa đầu của bạn, bao gồm kết hợp thuốc, thay đổi lối sống và các liệu pháp bổ sung.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng đau nửa đầu, hãy tránh các yếu tố gây kích thích là một phương pháp tuyệt vời để ngăn ngừa chúng, bao gồm:
- Giữ lịch trình ngủ đều đặn
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần
- Ăn uống đầy đủ
- Uống nhiều nước. Vì mất nước có thể gây đau nửa đầu
- Tránh thực phẩm gây kích thích: rượu, sô cô la hay một lượng lớn caffein
- Luyện tập thể dục đều đặn
- Tránh các tình huống căng thẳng
Bình Phương
- Từ khóa:
- đau đầu
- đau đầu và đau nửa đầu
- đau nửa đầu
- điều trị đau nửa đầu
- phòng ngừa đau nửa đầu
- triệu chứng đau nửa đầu
Người phụ nữ đột quỵ nhồi máu não sau 2 tuần sinh con
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa thông tin tiếp nhận và cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân 35 tuổi, hiện đã qua cơn nguy kịch và phục hồi nhanh chóng.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đang dự hội thảo ở Nha Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh bất ngờ đột quỵ xuất huyết não
Đang tham dự hội thảo tại Nha Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh đột ngột đau đầu, lơ mơ, sau khi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa và được chẩn đoán xuất huyết não, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2 thì chuyển vào Bệnh viện Chợ rẫy để điều trị.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim