Cựu giảng viên từng bị đột quỵ suýt mất mạng

Trong một lần đi công tác, ông Trần Thế Sang (75 tuổi) cựu giảng viên đại học đã bị đột quỵ phải đi cấp cứu ở bệnh viện.

03-12-2021 15:03
Theo dõi trên |

Cụ thể, ông Trần Thế Sang (75 tuổi) từng là giảng viên đại học chuyên ngành Cơ khí và trực tiếp hướng dẫn sinh viên ở các buổi học thực hành.


Ông Trần Thế Sang. Ảnh: BEE

Ông mắc bệnh đàm, ho, khó thở lâu năm do tiếp xúc với môi trường nhiều khí độc đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường hô hấp của ông Sang. Căn bệnh này khiến ông Sang khó ăn khó ngủ, sinh hoạt khó khăn và lúc nào cũng phải mang theo bên người thuốc xịt hen để cắt những cơn khó thở.

Bệnh ông mắc phải được chẩn đoán là phổi tắc nghẽn mãn tính – một trong ba loại bệnh có tỷ lệ tàn phế và tử vong cao nhất thế giới. Trong đó, khó thở lâu ngày là bệnh lý viêm mãn tính của đường hô hấp có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Theo thời gian bệnh tình tiến triển trong âm thầm khiến ông không kiểm soát được. Do đó, trong một lần đi công tác, ông đã bị đột quỵ phải đi cấp cứu ở bệnh viện.

“Lúc đó bác sĩ nói với tôi rằng may quá. Trời phù hộ cho ông đấy chứ nếu cấp cứu trễ thì tôi không dám nói trước được gì.” – ông Sang chia sẻ.

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng đột ngột mất chức năng một vùng não bộ gây ra bởi sự tắc nghẽn hoặc vỡ đột ngột của mạch máu não như xuất huyết não, nhồi máu não, do việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.

Tại Việt Nam, hiện nay đột quỵ là nguyên nhân gây khuyết tật và tử vong hàng đầu, trên cả ung thư. Mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ.

Đặc biệt, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi có xu hướng gia tăng, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. 1/3 trường hợp mắc “căn bệnh của người già” này lại ở những người trẻ từ 40 tuổi trở xuống.

Có khoảng 20% bệnh nhân mắc đột quỵ tử vong trong vòng 1 tháng, 5% – 10% tử vong trong vòng 1 năm.

Trong đó, chỉ có khoảng 10% ca hồi phục không di chứng, 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân được, 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Mời xem thêm:

>> Dấu hiệu sớm cảnh báo sắp có cơn đột quỵ?

> Đối tượng dễ bị đột quỵ? Cách phát hiện sớm?

Bình Phương

Danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc

Danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc

Hội Đột Quỵ Việt Nam tiếp tục cập nhật danh sách bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ tại Việt Nam năm 2024. Các bệnh viện trong danh sách mang tính chất tham khảo, bệnh nhân và người nhà cần liên hệ với bệnh viện thông qua số hotline trước khi đến. Tình hình điều trị tại các đơn vị đột quỵ được cập nhật định kỳ.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ