Cục máu đông có thể gây đột quỵ dù đã khỏi COVID-19

Hậu COVID-19, người bệnh vẫn có nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim và thuyên tắc phổi do di chứng cục máu đông gây ra.

14-02-2022 09:03
Theo dõi trên |

Nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (National Library of Medicine) tháng 8/2021 cho thấy, trong gần 48.000 bệnh nhân từ 17 đến 87 tuổi có 55 triệu chứng tồn tại lâu dài hậu COVID-19.

Bao gồn, 25% bệnh nhân bị tổn thương tim kéo dài, 20-60% gặp bất thường về tim sau hai tháng mắc COVID-19. Đặc biệt, một số người dù không bị bệnh tim mạn tính hay có các yếu tố nguy cơ (đái tháo đường, thừa cân béo phì, tăng huyết áp) vẫn bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim trong vòng vài tuần hoặc vài tháng khỏi COVID-19 do di chứng cục máu đông.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều (Trưởng khoa Nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TPHCM) cho biết: “Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức là nguyên nhân góp phần làm tổn thương mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở một số bệnh nhân thời kỳ hậu COVID-19.”


Khi có cơn đau thắt ngực, khó thở, hụt hơi… hậu COVID-19 cần thăm khám bác sĩ ngay. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Cục máu đông là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn các mạch máu trong não, làm lưu lượng máu đến não bị giảm và ngăn chặn nguồn cung cấp máu não dẫn đến đột quỵ. Nếu việc này chỉ xảy ra tạm thời, bệnh nhân sẽ gặp phải cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (đột quỵ nhẹ).

Nếu cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu đến mô tim sẽ gây nên các cơn đau thắt ngực, tiềm ẩn nguy cơ nhồi máu cơ tim. Nếu nó di chuyển đến phổi gây ra tình trạng thuyên tắc phổi dẫn đến tổn thương mô phổi.

Ngoài ra, cục máu đông còn làm hạn chế lưu lượng máu đến các bộ phận khác của cơ thể, gây tổn thương tứ chi, thận, các cơ quan đường tiêu hóa…

Mới đây, tại Mỹ, các bác sĩ buộc phải cắt cụt chân phải của một ngôi sao sân khấu Broadway vì chứng đông máu nghiêm trọng hậu COVID-19. Nếu không kịp thời đoạn chi, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhồi máu cơ tim và đột quỵ – các biến chứng nguy hiểm do cục máu đông.

Để điều trị cục máu đông hậu COVID-19, người bệnh thường được điều trị bằng thuốc làm loãng máu, giảm đông máu giúp ngăn ngừa cục máu đông mới hình thành và phát hiển to hơn.

Theo Bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều, điều quan trọng sau khi khỏi COVID-19, nhất là các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ đột quỵ nên phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe thật tốt, tuân thủ lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học như:

  • Tuân thủ 5K
  • Giữ chỉ số BMI về trong khoảng 18,5 – 23 nếu thừa cân, béo phì
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Cần có chỉ định bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone hay một số loại thuốc điều trị ung thư.
  • Duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Cố gắng đứng dậy và đi lại trong phòng sau mỗi 1-2 giờ làm việc.
  • Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện thời kỳ hậu COVID-19,cần đến các cơ sở y tế ngay.

Thiên An

Danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc

Danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc

Hội Đột Quỵ Việt Nam tiếp tục cập nhật danh sách bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ tại Việt Nam năm 2024. Các bệnh viện trong danh sách mang tính chất tham khảo, bệnh nhân và người nhà cần liên hệ với bệnh viện thông qua số hotline trước khi đến. Tình hình điều trị tại các đơn vị đột quỵ được cập nhật định kỳ.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ