COVID-19 và những rủi ro liên quan đến tim
Một số lượng đáng kể bệnh nhân nhập viện vì nhiễm virus SARS-CoV-2 có dấu hiệu tổn thương tim và nhiều bệnh nhân hồi phục phải đối mặt với tổn thương tim mạch lâu dài.
Rất nhiều cuộc tranh luận về vaccine COVID-19 xoay quanh các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch. Có lẽ điểm chung nhất của xung đột liên quan đến vaccine COVID-19 là nguy cơ viêm cơ tim sau khi tiêm chủng, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.
Mục lục
Viêm cơ tim là gì?
Viêm cơ tim là tình trạng viêm cơ tim thường gặp nhất do virus như cúm, coxsackie, viêm gan hoặc herpes gây ra. Các nguyên nhân khác bao gồm vi khuẩn, nấm, độc tố, hóa trị liệu và các tình trạng tự miễn dịch.
Viêm cơ tim do COVID-19
Trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tim là từ 1-10 trường hợp trên 100.000 người mỗi năm. Tỷ lệ này cao nhất ở nam giới từ 18-30 tuổi, trong đó, đáng chú ý là hầu hết các trường hợp viêm cơ tim trong nhóm nguy cơ cao nhất lại là ở những người khỏe mạnh và năng động.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nguy cơ bị viêm cơ tim sau khi nhiễm COVID-19 cao hơn nhiều, với 146 trường hợp trên 100.000 người. Nguy cơ cao hơn đối với nam giới, người lớn tuổi (từ 50 tuổi trở lên) và trẻ em dưới 16 tuổi. Cầu thủ bóng đá Alphonso Davies, 21 tuổi, của đội tuyển nam quốc gia Canada, đã không được thi đấu vì bệnh viêm tim sau khi nhiễm COVID-19.
Viêm cơ tim sau tiêm chủng
Viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 là rất hiếm và nguy cơ nhỏ hơn nhiều so với nguy cơ chấn thương tim liên quan đến COVID-19.
Dựa trên một nghiên cứu ở Israel, nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim sau tiêm vaccine là 2,13 trường hợp trên 100.000 người được tiêm chủng, nằm trong phạm vi thường thấy ở dân số nói chung. Nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu khác ở Mỹ và Israel, đưa ra tỷ lệ chung của bệnh viêm cơ tim sau tiêm vaccine là từ 0,3-5 trường hợp trên 100.000 người.
Trong các trường hợp viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine COVID-19, phần lớn các trường hợp đều nhẹ và khỏi nhanh chóng.
Phương pháp điều trị viêm cơ tim khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Người lớn bị viêm cơ tim dạng nhẹ thường chỉ cần nghỉ ngơi và dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS). Các trường hợp nghiêm trọng hơn cần dùng thuốc hoặc thậm chí là các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học như thiết bị hỗ trợ tâm thất trái để hỗ trợ chức năng tim. Trong một số trường hợp khi việc điều trị không còn hiệu quả, cần phải ghép tim.
Người lớn phát triển viêm cơ tim do COVID-19 có hiệu quả điều trị kém hơn các trường hợp không phải COVID-19, bao gồm nguy cơ tử vong cao hơn. Hơn 80% trường hợp viêm cơ tim không liên quan đến tiêm chủng COVID-19 hoặc COVID-19 tự khỏi, trong khi 5% bệnh nhân tử vong hoặc cần ghép tim trong vòng một năm sau khi chẩn đoán.
Cần lưu ý rằng viêm cơ tim liên quan đến nhiễm virus SARS-CoV-2 chỉ là một trong một số bệnh tim liên quan đến COVID-19 với kết quả tồi tệ hơn các trường hợp không nhiễm COVID-19.
Trong các trường hợp viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine COVID-19, phần lớn các trường hợp đều nhẹ và khỏi nhanh chóng. Ở người lớn, 95% trường hợp được coi là nhẹ.
Tương tự, ở trẻ em, 98,6% là nhẹ và chưa có báo cáo nào về nhu cầu hỗ trợ tim cơ học (oxy hóa màng ngoài cơ thể, khi máu được bơm bên ngoài cơ thể đến máy tim phổi) hoặc tử vong. Tất cả trẻ em bị yếu tim đều bình thường hóa hoàn toàn chức năng tim khi theo dõi.
Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng của đại dịch toàn cầu, kết hợp với những phát triển năng động trong nghiên cứu, khiến công chúng khó tiếp nhận tất cả thông tin về rủi ro và lợi ích của vaccine COVID-19.
Sau khi xem xét tất cả các nghiên cứu hiện có, các tổ chức bao gồm Hiệp hội Tim mạch Mỹ, Hiệp hội Tim mạch Canada, Quỹ Tim mạch và Đột quỵ của Canada, Hiệp hội Nhi khoa Canada và Học viện Nhi khoa Mỹ đều khuyến khích tất cả những ai đủ điều kiện nên tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19. Đó là thông điệp nên ghi nhớ.
Thi Nguyên, theo Heathline
Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở
Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Hút 20 điếu thuốc mỗi ngày, thanh niên 25 tuổi đột quỵ
Đang ở nơi làm việc, nam thanh niên 25 tuổi đột ngột hôn mê, mất ý thức, liệt tay chân bên phải, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não. Được biết thanh niên này mỗi ngày hút gần 20 điéu thuốc lá.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim