COVID-19 không chỉ là bệnh về đường hô hấp!
Một nghiên cứu mới bổ sung thêm bằng chứng cho thấy bệnh nhân COVID-19 có thêm nguy cơ đột quỵ. Tiến sĩ Gracia Mui, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ UConn cung cấp thông tin mới nhất về COVID-19 và đột quỵ.
Bác sĩ thực hiện siêu âm trên một bệnh nhân (Nicholas Mulligan) vào ngày 13 tháng 4 năm 2021 – Ảnh: UConn Today
Một nghiên cứu mới bổ sung thêm bằng chứng cho thấy bệnh nhân COVID-19 có thêm nguy cơ đột quỵ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 20.000 người lớn Hoa Kỳ nhập viện với COVID-19 từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2020. Phân tích cho thấy nguy cơ đột quỵ của họ cao hơn so với những bệnh nhân mắc các loại bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm cả bệnh cúm.
UConn Today phỏng vấn Tiến sĩ Gracia Mui, Giám đốc Chăm sóc Tới hạn Thần kinh, UConn Health, và Đồng Giám đốc Trung tâm Đột quỵ UConn để tìm hiểu thông tin mới nhất về COVID-19 và đột quỵ.
Mục lục
COVID-19 có làm tăng nguy cơ đột quỵ không?
Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã chỉ ra rằng có COVID-19 làm tăng nguy cơ đột quỵ. Theo một nghiên cứu lớn được công bố vào tháng 8 năm 2021 trên tạp chí The Lancet, điều này đặc biệt đúng trong hai tuần đầu tiên nhiễm bệnh, khi nguy cơ đột quỵ của bạn có thể tăng lên gấp 3-6 lần. Các nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ bị đột quỵ này có thể cao tới 7,8 lần. Nguy cơ này tiếp tục cao trong tháng sau khi lây nhiễm, sau đó bắt đầu giảm trở lại.
COVID-19 có gây đông máu bất thường không?
COVID-19 không chỉ là một bệnh về đường hô hấp mà nó còn gây ra trạng thái quá viêm, có thể hình thành cục máu đông ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Bệnh cũng ảnh hưởng đến các mạch máu. Những cục máu đông này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào, khi di chuyển đến não sẽ gây ra đột quỵ.
COVID-19 có thể gây đột quỵ ở người trẻ tuổi không?
COVID-19 có thể ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi, kể cả những người không có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường và hút thuốc.
Bệnh nhân COVID-19 bị đột quỵ loại nào và do đâu?
Các nghiên cứu đã quan sát thấy COVID-19 gây ra nhiều cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ. Điều này là do các cục máu đông lớn hơn hình thành và chặn các mạch lớn hơn trong não. Đột quỵ mạch thiếu máu cục bộ xảy ra do sự gián đoạn lưu lượng máu ở một trong những động mạch lớn chính trong não. Khi một động mạch lớn bị tắc nghẽn, tất cả các nhánh nhỏ hơn của nó cũng bị tắc nghẽn.
Những cơn đột quỵ này có gây ra những ảnh hưởng lâu dài không?
Tất cả các cơn đột quỵ đều có khả năng gây ra những ảnh hưởng lâu dài.
Tùy thuộc vào vị trí của cục máu đông trong não, các bộ phận khác nhau của cơ thể có thể bị ảnh hưởng như yếu một bên, các vấn đề về giọng nói hoặc thị lực. Tin tốt là nếu đến bệnh viện trong vài giờ đầu tiên, bệnh nhân có thể phòng tránh những hậu quả lâu dàu này. Một số trường hợp cũng có thể thực hiện quy trình lấy lại cục máu đông. Điều quan trọng nhất là đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Mỗi phút sau một cơn đột quỵ, hai triệu tế bào não có thể chết nên mỗi phút đều có giá trị!
Những nguy cơ mà bệnh nhân mắc COVID-19 bị đột quỵ có thể gặp phải?
Bệnh nhân COVID-19 bị đột quỵ thường ở lại bệnh viện lâu hơn, ít có khả năng được xuất viện về nhà hơn và có nhiều khả năng tử vong trong bệnh viện.
Những triệu chứng đột quỵ phổ biến nhất đối với những người bị COVID-19 là gì?
Khi có triệu chứng nghi ngờ đột quỵ, hãy nhớ từ viết tắt BE FAST. Nếu bất kỳ triệu chứng nào trong số này xảy ra đột ngột, hãy gọi cấp cứu ngay.
B – Khả năng giữ thăng bằng
E – Mắt (vấn đề về thị lực)
F – Mặt xệ xuống
A – Yếu cánh tay
S – Vấn đề về giọng nói
T – Thời gian! (gọi ngay cấp cứu)
Có thể làm gì để ngăn ngừa đột quỵ ở những người có COVID-19 không?
Điều tốt nhất cần làm là phòng ngừa COVID-19 ngay từ đầu. Cách tốt nhất là đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người khác, rửa tay thường xuyên và tiêm phòng.
Thi Nguyên, theo UConn Today
Chuyên gia cảnh báo trước tình trạng tài xế đột quỵ liên tiếp xảy ra
Liên tiếp các trường hợp tài xế bị đột quỵ xảy ra, đặc biệt trong đó 2 trường hợp tài xế đột quỵ trong ngày 30/11 vừa qua khiến nhiều người không khỏi hoang mang. Trong bài viết dưới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ giải thích rõ nguyên nhân gây đột quỵ ở tài xế và cách phòng tránh đột quỵ ở nhóm người này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Nguy cơ mắc tiểu đường tăng cao do ô nhiễm không khí
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ô nhiễm không khí cũng là một trong những tác nhân gây ra căn bệnh tiểu đường. Cùng theo dõi video sau để hiểu rõ nguyên nhân.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim