Con số báo động: tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ đến trong thời gian vàng tại Cần Thơ năm 2022 thấp hơn 2 năm trước

TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đưa ra những con số biết nói về số lượng cấp cứu đột quỵ, đáng chú ý là tỷ lệ đến kịp thời gian vàng vào năm 2022 chỉ đạt 21%, thấp hơn con số năm 2020 là 22%.

05-01-2023 17:13
Theo dõi trên |

Sau đây là những thông tin Benhdotquy.net ghi nhận từ buổi livestream của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ với chủ đề “Đột quỵ và những con số biết nói” diễn ra vào tối 3/1/2023.

buổi livestream của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ với chủ đề “Đột quỵ những con số biết nói” diễn ra vào tối 3/1/2023Buổi livestream đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ với chủ đề “Đột quỵ và những con số biết nói”

1. Con số bệnh nhân đột quỵ trong 3 năm qua tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ thay đổi như thế nào?

TS.BS Trần Chí Cường:

Theo số liệu thống kê ở Việt Nam, chúng ta có hơn 200.000 bệnh nhân đột quỵ khắp cả nước. Riêng ở miền Tây, đây là số liệu thực tế tại bệnh viện SIS. Mỗi ngày, bệnh viện cấp cứu từ 50 đến 60 nghìn trường hợp. Đa phần trên 50% là bệnh nhân đột quỵ.

Các con số trên màn hình được cho là con số biết nói. Năm 2020, số bệnh nhân vào cấp cứu ở Bệnh viện SIS Cần Thơ là 5.114 trường hợp. Trong đó có 2.345 bệnh nhân đột quỵ.

Vào năm 2021, khi mọi thứ bị mờ nhạt do số người tử vong quá nhiều do COVID-19, Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ cũng ghi nhận số bệnh nhân đến cấp cứu do đột quỵ trong năm 2021 là 7.911 trường hợp. Trong đó, có 3.499 bệnh nhân đột quỵ.

Chúng ta thấy con số tăng đáng kể so với năm 2020. Con số vào năm 2022 còn kinh khủng hơn. Năm 2022, bệnh viện SIS đã cấp cứu cho 13.967 trường hợp. Với số liệu này, chúng tôi dự đoán rằng mỗi năm bệnh viện sẽ có 15.000 bệnh nhân đột quỵ. Tôi cho rằng con số này khá khiêm tốn so với thời điểm hiện tại.

Vào năm 2022, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã tiếp nhận 6.189 trường hợp. Đây quả là con số biết nói, với số lượng này chúng ta gộp thêm từ các bệnh viện như Bệnh viện Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu thì con số không thể nào là 15.000 mà 20.000 bệnh nhân đột quỵ một năm. Con số có sự gia tăng đáng kể.

Thống kê số lượng bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ qua 3 năm 2020-2021-2022Thống kê số lượng bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ qua 3 năm 2020-2021-2022

2. Số lượng bệnh nhân đột quỵ đến cấp cứu trong thời gian vàng tăng hay giảm?

TS.BS Trần Chí Cường:

Phần lớn các bệnh nhân đến cấp cứu vì đột quỵ thì trên 70% là bệnh nhân nhồi máu não, xuất huyết não chỉ chiếm khoảng từ 20 đến 25%.

Nếu so sánh từ năm 2020 đến 2022, số lượng bệnh nhân nhồi máu não và xuất huyết não có sự gia tăng đáng kể. Con số ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ tử vong và tàn phế sẽ được dựa vào thời gian vàng.

Biểu đồ số lượng bệnh nhân đột quỵ và tỷ lệ đến cấp cứu trong giờ vàng từ 2020-2021-2022Biểu đồ số lượng bệnh nhân đột quỵ và tỷ lệ đến cấp cứu trong giờ vàng từ 2019-2020-2021-2022

Thời gian vàng vào năm 2020, số bệnh nhân đến cấp cứu đạt thời gian vàng là 22%. Đây là con số rất lớn và đó là thành công của việc di chuyển các bệnh viện chuyên khoa tuyến cao đến gần người dân. Nếu 22% bệnh nhân này không đến bệnh viện tại Cần Thơ mà đi TPHCM, họ sẽ quay lại câu chuyện cũ là chưa có bệnh nhân nào vượt qua được con số 5% đến bệnh viện dưới 6 giờ hay 4 giờ để dùng tiêu sợi huyết.

Năm 2015, các bệnh viện lớn ở TPHCM thống kê rằng bệnh nhân đến được trong thời gian vàng là dưới 5%. Đó là lý do vì sao bệnh nhân đột quỵ miền Tây không có cơ hội cứu chữa nếu di chuyển đến TPHCM.

Tuy nhiên vào năm 2021, do đại dịch COVID-19 số lượng bệnh nhân đến kịp giờ vàng chỉ còn 20%.

Năm 2022, sau khi đại dịch kết thúc số lượng bệnh nhân đột quỵ tăng gần gấp 3 lần, đây là con số rất kinh khủng. Có thể thấy đột quỵ trong cộng đồng đang có chiều hướng gia tăng rất đáng báo động.

Vấn đề cần bàn đến là số bệnh nhân đến kịp thời gian vàng tăng không đáng kể dù có rất nhiều chương trình truyền thông, dù có các bác sĩ lên báo đài nói rất nhiều nhưng tỷ lệ đến kịp thời gian vàng vào năm 2022 chỉ đạt 21%, thấp hơn con số năm 2020 là 22%, con số thật đáng buồn.

Điều này chứng tỏ các kênh truyền thông tư vấn về sức khỏe chưa đến được đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao, người cần thiết đến.

Khi phỏng vấn các bệnh nhân tại phòng khám, 80 đến 90% bệnh nhân cho biết họ không biết gì về thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ. Phần lớn bệnh nhân không hay biết đó là đột quỵ, họ vẫn gọi đó là trúng gió, các hướng dẫn dân gian truyền miệng dẫn đến trễ giờ vàng.

>> Xem thêm: Làm sao để đừng trễ thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ?

TS.BS Trần Chí Cường - benhdotquy.net

3. Đứng trước nguy cơ đột quỵ, độ tuổi nào đáng ngại?

TS.BS Trần Chí Cường:

Con số đáng báo động hơn trong dịp Tết này chính là con số đột quỵ người trẻ. Với số liệu thống kê vào năm 2022, số lượng bệnh nhân trên 60 tuổi chỉ chiếm 57% còn 43% bệnh nhân dưới 60 tuổi bị đột quỵ. Đây là con số khác hẳn so với các nước phát triển.

Ở các nước phát triển số bệnh nhân đột quỵ trên 60 tuổi chiếm từ 60 đến 70%. Còn ở các nước đang phát triển hoặc có ý thức về đột quỵ cộng đồng kém thì tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ lại rất cao. Đột quỵ trẻ lên đến 43%.

tỷ lệ đột quỵ theo nhóm tuổi năm 2022Tỷ lệ đột quỵ theo nhóm tuổi năm 2022

Chúng ta thấy rằng người dưới 60 tuổi bị đột quỵ là hơi sớm. Đột quỵ dưới 50 tuổi chiếm đến 5%. Đó là con số cần quan tâm hơn. Hiện tại số bệnh nhân đột quỵ dưới 40 tuổi không còn hiếm. Tỷ lệ này sẽ liên quan đến việc tiêu thụ rượu bia hằng năm tại Việt Nam và liên quan đến người trẻ hút thuốc.

>> Xem thêm: Đột quỵ ở người trẻ, những điều bạn cần biết

Ví dụ như một người dưới 18 tuổi hút thuốc 20 năm sẽ có nguy cơ đột quỵ cao, không cần bàn cãi. Nếu chúng ta uống rượu bia, hút thuốc có kèm theo thói quen sinh hoạt không hợp lý thì tỷ lệ đột quỵ có thể nhân 3 hay 4 lần.

Thực sự đây là các con số biết nói mà tôi muốn chia sẻ cho tất cả mọi người. Nếu không có kế hoạch thay đổi con số này, tôi cho rằng trong 10 năm tới tất cả các bệnh viện tại Việt Nam phải có một khoa đột quỵ. Với tốc độ già hóa dân số, sự gia tăng thụ động của bệnh đột quỵ cùng với vấn đề yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như tuổi tác cộng với yếu tố có thể thay đổi được nhưng vẫn tiếp tục gia tăng thì cộng đồng chúng ta có sức khỏe rất kém.

Cách đây 1 tuần khi tôi đi công tác ở Ấn Độ, họ kiểm tra giỏ xách của hành khách có mang rượu bia vào khách sạn hay không, cho thấy ở đó rượu bia và thuốc lá được kiểm soát nghiêm túc. Chúng ta có luật lệ và quy định nhưng cần xem lại việc tuân thủ và đó còn là ý thức mỗi cá nhân.

Việc chia sẻ kinh nghiệm như chương trình chúng tôi đang làm, nếu nhiều người nghe và theo dõi thì vấn đề đột quỵ sẽ được quan tâm nhiều hơn, từ đó giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế do đột quỵ trong cộng đồng.

Trọng Dy (ghi) – Benhdotquy.net

Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc

Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc

PGS.TS.BS Mai Duy Tôn nhấn mạnh, mặc dù mạng lưới điều trị đột quỵ tại miền Bắc đang có bước phát triển mạnh, nhiều trung tâm, khoa, đơn vị đột quỵ được thành lập nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là cấp cứu trước viện, đào tạo nhân lực và hành lang pháp lý.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ