Có thể làm gì để người nghi ngờ bị đột tử được gia tăng cơ hội cứu sống nếu bắt gặp tình trạng ngừng tim ngoại viện?
Chào BS,
Thưa BS, có thể nói ngừng tim ngoại viện vẫn là một thách thức lớn trên thế giới. Vậy có thể làm gì để cho người nghi ngờ bị đột tử được gia tăng cơ hội cứu sống nếu bắt gặp tình trạng này ạ? Mong BS giải đáp thắc mắc giúp em, em xin cảm ơn.
(Châu Thanh – Hà Nội)
Ảnh minh họa.
Chào bạn,
Từ các số liệu có thể thấy mặc dù có các chương trình tuyên truyền trong cộng đồng, những chương trình đào tạo sức khỏe ban đầu cũng như huấn luyện về kỹ năng hồi sức – cấp cứu cơ bản, mặc dù đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, dù ở các nước phát triển, tỷ lệ tử vong do đột tử vẫn còn ở mức 70%, chỉ có 30% trường hợp sống sót.
Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong lên đến 90%, chỉ khoảng 10% bệnh nhân sống sót. Vậy làm sao để có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng càng nhiều càng tốt? Chúng ta phải ngăn ngừa trước khi bệnh nhân bị đột tử. Đây chính là vai trò của chương trình kiểm soát, tầm soát, điều trị các bệnh lý về tim mạch. Vì các nhóm bệnh tim mạch chính là nguyên nhân gây đột tử nhiều nhất.
Do đó, cần có biện pháp để có thể phát hiện bệnh sớm, ngăn ngừa, không để xảy ra những trường hợp đột tử trong cộng đồng, vì khi đã xảy ra đột tử, hầu như đều sẽ có tiên lượng rất xấu. Mặc dù đôi khi vẫn có thể cứu sống được, nhưng đời sống và chất lượng cuộc sống sau đó của bệnh nhân sẽ rất kém.
Đối với những trường hợp có yếu tố nguy cơ tim mạch cao hoặc với những trường hợp đã được chẩn đoán về bệnh lý tim mạch, việc đi khám định kỳ ở những trung tâm tim mạch, đột quỵ có uy tín và có trang thiết bị đầy đủ sẽ giúp người bệnh có thể lên một kế hoạch điều trị cũng như kiểm soát ngăn ngừa đột tử trong tương lai.
Tại chuyên khoa tim mạch, những bệnh nhân thăm khám về các vấn đề tim mạch sẽ được các bác sĩ tại đây đánh giá một cách toàn diện, từ mức yếu tố nguy cơ cho đến đánh giá, phát hiện các bệnh lý về tim mạch, nhất là trường hợp bệnh nhân hẹp nặng mạch vành. Đây chính là những đối tượng điều trị nội khoa, song song với việc có thể cân nhắc về tái thông, giúp giảm nguy cơ đột tử trong tương lai cho bệnh nhân.
Thân mến!
BS.CK1 Nguyễn Đức Chỉnh – Trưởng khối Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ
- Từ khóa:
Đặt câu hỏi tư vấn
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp
Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Quân nhân xuất huyết não ngoài đảo được trực thăng đưa vào đất liền cấp cứu
Vừa qua, trực thăng EC 225 số hiệu VN-8620 của Công ty Trực thăng miền Nam, Binh đoàn 18 đã hạ cánh an toàn xuống sân đỗ tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175, khẩn trương đưa quân nhân bị xuất huyết não ngoài đảo vào cấp cứu.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim