Có thể dự báo nguy cơ đột quỵ thông qua hình dạng của động mạch não

Theo tờ Health Day đưa tin, chụp MRI và CT có thể phát hiện kích thước và tình trạng không đối xứng động mạch não, nhờ đó giúp phát hiện chứng phình động mạch não sớm.

10-03-2022 09:45
Theo dõi trên |

Người có hình dạng động mạch não không bằng phẳng có tỷ lệ mắc chứng phình động mạch cao hơn.

Phình mạch là tình trạng xuất hiện một chỗ phình ra trong thành động mạch. Tiến sĩ Arjun Burlakoti, nhà thần kinh học tại Đại học Nam Australia, cho biết: “Xuất huyết khoang dưới nhện là loại đột quỵ nguy hiểm nhất và xảy ra khi túi phình động mạch não bị rò rỉ hoặc vỡ, gây chảy máu não, khiến hơn 50% bệnh nhân tử vong”,

Trong nghiên cứu này, Tiến sĩ Burlakoti đã tiến hành kiểm tra hình ảnh của 145 bệnh nhân và nhận thấy những người có hình dạng động mạch não mấp mô có tỷ lệ mắc chứng phình động mạch cao hơn.

Cụ thể, kết quả hình ảnh não của những người bị chứng phình động mạch cho thấy bốn động mạch đi vào hộp sọ, chia thành các đoạn và cung cấp máu cho não, không đối xứng với nhau. Tiến sĩ Burlakoti giải thích rằng điều này đẩy huyết áp đến mức cao nhất và làm các mạch máu căng phồng.

Khi phần trước của mạng lưới động mạch não chênh lệch tỷ lệ đường kính trái và phải lên đến 1,4 thì nguy cơ phình động mạch ở khu vực đó là 80%. Đây là vị trí phổ biến nhất của chứng phình động mạch bị vỡ. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những người có tỷ lệ đối xứng dưới 1,4 có nguy cơ tương đương 8%.

“Rất nhiều trường hợp phình động mạch nhỏ, không vỡ, không bị phát hiện trong các kỹ thuật hình ảnh thường được sử dụng. Chúng có thể không được chẩn đoán cho đến khi phát triển đủ để gây ra các triệu chứng hoặc vỡ, thường xảy ra khi quá muộn”, Tiến sĩ Burlakoti cho biết.

Gần một nửa số người bị vỡ động mạch não tử vong. Các tác giả nghiên cứu cho biết chỉ một phần ba sẽ phục hồi mà không bị khuyết tật. Chứng phình động mạch não gây ra gần 500.000 ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm, một nửa trong số đó dưới 50 tuổi và phụ nữ có nguy cơ cao hơn.

Triệu chứng chính của chứng phình động mạch bị vỡ là đau đầu đột ngột, dữ dội, thường nhìn đôi, buồn nôn và nôn, cứng cổ, yếu cơ, lú lẫn, co giật và ngừng tim.

Nếu phát hiện sớm, chứng phình động mạch có thể được theo dõi và làm chậm lại nhờ kiểm soát huyết áp bằng thuốc, chế độ ăn uống và thay đổi lối sống. Chúng cũng có thể được loại bỏ bằng một cuộc phẫu thuật, nhưng khả năng rủi ro và gây tổn thương não hoặc đột quỵ. Các nhà nghiên cứu cho biết phương pháp này chỉ được khuyến nghị nếu phình động mạch có nguy cơ cao bị vỡ.

Tiến sĩ Burlakoti kết luận: “Dựa trên những phát hiện của chúng tôi, chụp MRI và CT sẽ xác định xem mọi người có động mạch não không đối xứng không và nếu có, họ nên được tầm soát chứng phình động mạch não thường xuyên”.

T.N, theo Health Day

Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ

Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ

Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ