Cơ quan đột quỵ Stanford, thành phố Stanford, bang California
Trung tâm Đột quỵ Stanford là bệnh viện đột quỵ ở Mỹ đầu tiên đạt tiêu chuẩn Joint Comission và nhận được bằng Trung tâm Điều trị Đột quỵ toàn diện.
Ngoài việc liên kết với nhiều trang web khác nhau, Trung tâm điều trị đột quỵ Stanford luôn là một trong những nơi thu hút nhiều người muốn thực hiện thử nghiệm lâm sàng về điều trị đột quỵ cấp tính, nghiên cứu đột quỵ dựa theo hình ảnh và biện pháp phòng ngừa đột quỵ.
Trung tâm tiếp tục được NINDS tài trợ kể từ khi được thành lập. Ngoài ra, trung tâm điều trị đột quỵ Stanford được Viện Y tế quốc gia (Mỹ) cung cấp nguồn ngân sáchđể thực hiện nhiều hoạt động chú trọng đến chẩn đoán đột quỵ.
Trung tâm Stanford cũng đưa ra nhiều chương trình học bổng ngắn hạn về điều trị thần kinh mạch máu, chụp X-quang thần kinh, phẫu thuật thần kinh mạch máu và chăm sóc thần kinh ở người bệnh nhằm giúp người học hiểu biết nhiều hơn về quy trình nghiên cứu lâm sàng về đột quỵ.
Chương trình phục hồi đột quỵ của Đại học Stanford giúp bệnh nhân bị đột quỵ cải thiện chức năng trên bộ phận cơ thể và chất lượng sống nhanh và hiệu quả hơn. Trung tâm đột quỵ này nằm ở Đại học Stanford, nên họ hướng đến việc kết nối các môn khoa học thần kinh, lắp ráp máy móc trong ngành y tế và nghiên cứu lâm sàng nhằm đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân đột quỵ.
Chương trình tập hợp các nhà khoa học nổi tiếng thế giới chuyên về đột quỵ thần kinh, phẫu thuật thần kinh, khoa học về thần kinh, lắp ráp máy móc trong ngành y, phóng xạ học, thần kinh học và di truyền học. Đội ngũ bác học ở trường này cũng chú trọng đến việc đổi mới phương pháp điều trị liên tục nhằm cải thiện dáng đi của bệnh nhân bị đột quỵ, hoạt động của tay và giúp bệnh nhân cải thiện nhận thức.
Phương pháp y tế đổi mới được thực hiện trong phòng thí nghiệm được mở rộng, trong đó có liệu pháp điều chỉnh miễn dịch, lắp đặt stent vào tế bào, phương pháp kích thích xuyên sọ và các dụng cụ y tế được Đại học Stanford sản xuất. Các nhà khoa học luôn thực hiện thí nghiệm lâm sàng nhằm biết được các phương pháp điều trị mới có thực sự hiệu quả hay không.
Để tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị của trung tâm điều trị đột quỵ thuộc Đại học Stanford, quý độc giả có thể tham khảo thêm ở các trang web sau:
https://med.stanford.edu/neurology/divisions/stroke.html
https://med.stanford.edu/neurology/divisions/stroke/about-us.html
http://med.stanford.edu/neurology/divisions/stroke/recovery.html#overview
- Từ khóa:
- Cơ quan đột quỵ Stanford
- Đại học Stanford
- trung tâm điều trị đột quỵ ở mỹ
- Trung tâm Stanford

Chứng thiếu ngủ trong xã hội hiện đại
Ngủ là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, mất ngủ đang trở thành vấn đề lớn với cộng đồng do nhiều nguyên nhân từ sinh hoạt, công việc,… Mất ngủ thời gian dài có thể gây ảnh hưởng sức khỏe và gây ra một số bệnh mạn tính cho người bệnh, trong đó, có đột quỵ.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
TOP 6 bài tập giúp giảm cholesterol
Cholesterol (hay mỡ máu) làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Bạn có thể tham khảo các bài tập sau để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên, bảo vệ sức khỏe.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim