Cô gái 18 tuổi bị đột quỵ xuất huyết não
Vừa qua, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nữ bệnh nhân 18 tuổi ở Hải Phòng bị đột quỵ xuất huyết não.
Theo lời kể của gia đình, trước đó, nữ bệnh nhân thấy đau đầu, buồn nôn nên đi nghỉ, nhưng sau đó nhanh chóng thiếp đi, rơi vào trạng thái lơ mơ. Một giờ sau, người mẹ vào giường đánh thức con gái nhưng không thấy phản xạ. Gia đình nhanh chóng đưa con vào Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cấp cứu ngày 9/12.
Qua hình ảnh chụp CT sọ não, bác sĩ Phạm Văn Cường nhận định, bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch máu não. Ê-kíp bác sĩ nhận định tình trạng nguy cấp, nếu để lâu nguy cơ gây phù não, tăng áp lực của sọ, bệnh nhân sẽ tử vong. Vì vậy, bệnh nhân được các bác sĩ can thiệp lấy khối máu tụ, nút khối dị dạng mạch. Song, do tình trạng chảy máu não phức tạp, bệnh nhân vẫn còn đang hôn mê, phải thở máy.
Hình ảnh phim chụp CT sọ não bệnh nhân. Ảnh: VnExpress
Dị dạng mạch máu não khó phòng tránh
Đây không phải là trường hợp hiếm gặp được các bác sĩ tiếp nhận. Theo BS Cường nhận định, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cấp cứu khoảng 3.000 ca đột quỵ, trong đó 15% là bệnh nhân dưới 50 tuổi.
Dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ ở người trẻ tuổi, với tỷ lệ tử vong cao. Tình trạng này có thể do bẩm sinh hoặc trải qua nhiều năm dị dạng mới hình thành.
Theo BS.CK1 Phương Hồng Thọ – Trưởng Khoa Thần kinh – Đột quỵ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, dấu hiệu của dị dạng mạch máu não có nhiều mức độ khác nhau, thường thì không có dấu hiệu gì báo trước.
“Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu thường xuyên, kéo dài, hoặc đau nửa đầu, đau nhiều, có thể buồn nôn và nôn ói. Ở mức độ trung bình, người bệnh có biểu hiện khiếm khuyết thần kinh như tê mỏi nửa người, yếu nửa người thoáng qua. Đặc biệt, ở mức độ nặng, biểu hiện co giật động kinh, xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch máu não. Nếu đột quỵ xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch máu não là giai đoạn muộn, gây ra tàn phế hoặc nặng hơn có thể gây tử vong” – BS.CK1 Phương Hồng Thọ nhấn mạnh.
Hình ảnh dị dạng mạch máu
Do dị dạng mạch máu não phần lớn là bẩm sinh nên rất khó để phòng tránh được. Chúng ta chỉ có thể phòng tránh, hạn chế tình trạng xuất huyết não sau khi phát hiện khối dị dạng. Vì vậy, việc tầm soát đóng vai trò quan trọng.
Hai phương pháp khảo sát mạch não là chụp cộng hưởng mạch máu não (MRI) và chụp cắt lớp vi tính mạch máu não (CT). Hiện tại các bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên đều trang bị cả hai loại máy này, chi phí một lần khoảng 2,5 triệu đồng chụp cộng hưởng từ và 1,9 triệu đồng chụp cắt lớp vi tính.
Phần lớn bệnh nhân sẽ được chụp kiểm tra CT và phát hiện khối bất thường sẽ được nâng cấp lên chụp MRI. Nếu để chẩn đoán, bệnh nhân có thể chụp hệ thống mạch máu não xóa nền (chụp DSA) để xác định chắc chắn đó là khối dị dạng. Lợi thế của chụp DSA là có thể phát hiện thêm những túi phình, túi giả phình, đường dẫn lưu bên hệ thống tĩnh mạch, đây là lợi điểm cho những phương pháp điều trị tiếp theo.
Bác sĩ cho rằng nhiều năm mới cần chụp kiểm tra mạch máu não lại một lần, nên chi phí này không phải tốn kém. Đổi lại, nếu phát hiện được dị dạng mạch, các bác sĩ có thể điều trị nút mạch chủ động trước khi dị dạng bị vỡ. Hiện phần lớn bệnh nhân dị dạng mạch máu não không có triệu chứng, chỉ phát hiện khi dị dạng mạch đã vỡ hoặc tình cờ khi chụp não, mạch não do bệnh lý khác.
Để tránh biến cố đe dọa tính mạng, bác sĩ khuyên không chỉ người cao tuổi cần chụp kiểm tra mạch máu não mà người trẻ cũng nên tầm soát, tối thiểu một lần trong những năm tháng tuổi trẻ. Ngoài dị dạng mạch máu não, có nhiều yếu tố gây đột quỵ, như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng…
Với người trẻ, để giảm nguy cơ đột quỵ cần khám sức khỏe định kỳ tầm soát các yếu tố nguy cơ, điều trị sớm. Thay đổi thói quen sinh hoạt, bỏ thuốc lá, bỏ rượu.
Hoàng Thúy
- Từ khóa:
Chuyên gia cảnh báo trước tình trạng tài xế đột quỵ liên tiếp xảy ra
Liên tiếp các trường hợp tài xế bị đột quỵ xảy ra, đặc biệt trong đó 2 trường hợp tài xế đột quỵ trong ngày 30/11 vừa qua khiến nhiều người không khỏi hoang mang. Trong bài viết dưới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ giải thích rõ nguyên nhân gây đột quỵ ở tài xế và cách phòng tránh đột quỵ ở nhóm người này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Nguy cơ mắc tiểu đường tăng cao do ô nhiễm không khí
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ô nhiễm không khí cũng là một trong những tác nhân gây ra căn bệnh tiểu đường. Cùng theo dõi video sau để hiểu rõ nguyên nhân.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim