Có cách nào phân biệt đột quỵ với triệu chứng huyết áp thấp?
1. Huyết áp thấp là tình trạng như thế nào? BS.CK1 Trần Ái Thanh: Huyết áp bình thường có chỉ số là 120/80 mmHg. Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Huyết áp thấp chia thành 2 nhóm: huyết áp thấp …
Đọc tiếp “Có cách nào phân biệt đột quỵ với triệu chứng huyết áp thấp?”
Mục lục
1. Huyết áp thấp là tình trạng như thế nào?
BS.CK1 Trần Ái Thanh:
Huyết áp bình thường có chỉ số là 120/80 mmHg. Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg.
Huyết áp thấp chia thành 2 nhóm: huyết áp thấp sinh lý và huyết áp mắc phải.
Huyết áp thấp sinh lý là huyết áp thấp nguyên phát do cơ địa huyết áp người bệnh thấp, thường gặp ở người sống trên vùng núi cao. Các bệnh nhân trên không có triệu chứng và họ sống thoải mái. Triệu chứng chỉ xuất hiện khi người bệnh thức khuya, làm việc quá sức hay ăn ít.
Huyết áp thấp thứ phát là triệu chứng của bệnh tiềm ẩn và bệnh này thường rất nặng. Thông thường, nó là dấu hiệu nguy hiểm cần điều trị.
2. Triệu chứng nào cho biết huyết áp thấp?
BS.CK1 Trần Ái Thanh:
Huyết áp thấp sẽ khiến lượng máu lên não không đủ. Triệu chứng đầu tiên sẽ là bệnh nhân bị buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tri giác. Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể sẽ ngất.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có triệu chứng tim mạch như như: đau ngực, hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi.
3. Đột quỵ và huyết áp có mối liên hệ với nhau ra sao?
BS.CK1 Trần Ái Thanh:
Đột quỵ là lượng máu đến nuôi tế bào não bị gián đoạn do tắc nghẽn (nhồi máu não), chảy máu não (xuất huyết não). Tắc nghẽn hay chảy máu não sẽ dẫn đến các tế bào não bị giảm cung cấp oxy, dinh dưỡng, dẫn đến bị tổn thương. Nếu xảy ra trong thời gian dài, tế bào não sẽ chết.
Huyết áp thấp sẽ khiến thiếu máu lên não nhưng tùy vào mức độ thiếu máu. Nếu thiếu máu nhẹ, người bệnh chỉ bị chóng mặt, nhức đầu, ngất. Nếu bệnh nặng hơn và kéo dài lâu, đủ thời gian làm chết tế bào não thì người bệnh có thể bị nhũn não.
Nếu thiếu máu mức độ nhẹ diễn ra trong thời gian dài, người bệnh có thể bị mất trí nhớ và thoái hóa não.
>> Người bị huyết áp thấp sinh lý có nguy cơ đột quỵ hay không?
4. Bệnh đột quỵ và thiếu máu não có dễ bị nhầm lẫn không?
BS.CK1 Trần Ái Thanh:
Điểm chung của đột quỵ thiếu máu não (nhồi máu não) và huyết áp thấp là tình trạng tế bào não bị thiếu oxy, thiếu dinh dưỡng dẫn đến triệu chứng về não. Bệnh nhân bị đột quỵ và huyết áp thấp sẽ có các triệu chứng giống nhau: chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhức đầu.
Điểm riêng là nguyên nhân gây đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não. Còn huyết áp thấp gây ra áp lực máu lên não không đủ.
Đột quỵ hay huyết áp thấp sẽ có triệu chứng khác kèm theo.
Ví dụ một số người bị huyết áp thấp do nhiễm trùng sẽ kèm triệu chứng sốt; bệnh nhân bị huyết áp thấp do chấn thương chảy máu sẽ có triệu chứng mất máu kèm theo, bệnh nhân bị huyết áp thấp (tụt huyết áp) do tiêu chảy sẽ có kèm dấu hiệu bị mất nước.
5. Bệnh nhân tụt huyết áp cần được xử trí ra sao?
BS.CK1 Trần Ái Thanh:
Bệnh nhân bị tụt huyết áp cần được nằm xuống. Não là cơ quan ở vị trí cao nhất, tụt huyết áp sẽ gây thiếu máu lên não. Do đó, chúng ta cần cho bệnh nhân nằm ở nơi yên tĩnh và cho uống nước.
Nếu có máy đo huyết áp, chúng ta cần đo lại.
Đối với bệnh nhân đang uống thuốc hạ huyết áp, hay các loại thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp cần phải ngưng thuốc và đi tái khám.
Ngoài tụt huyết áp, nếu bệnh nhân bị chảy máu, chấn thương, sốt, đau bụng, tiêu chảy thì cần đưa ngay người bệnh đến bệnh viện gấp.
6. Người bệnh huyết áp thấp có dễ đột quỵ không? Tiên lượng sau đột quỵ sẽ thế nào?
BS.CK1 Trần Ái Thanh:
Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ gây ra do huyết áp thấp chỉ chiếm khoảng 10 dến 15%. Tuy nhiên, bệnh nhân đột quỵ do huyết áp thấp thường sẽ rất nặng. Mức độ hồi phục tùy thuộc vào sự tổn thương của não.
7. Người bệnh huyết áp thường bị đột quỵ do xuất huyết hay nhồi máu não?
BS.CK1 Trần Ái Thanh:
Đột quỵ do huyết áp thấp khiến cho máu lên não không đầy đủ. Nếu nói một cách tương đồng, có lẽ nó sẽ tương đồng với nhồi máu não hơn xuất huyết não.
8. Người có cơ địa huyết áp thấp cần có lối sống ra sao để tránh bị đột quỵ?
BS.CK1 Trần Ái Thanh:
Đối với người bị cơ địa huyết áp thấp, chúng ta cần tránh đột quỵ tức là ngăn ngừa nguyên nhân gây giảm tưới máu não.
Để ngăn ngừa những trường hợp thứ phát (bệnh lý mắc phải), bệnh nhân cần tránh bị nhiễm trùng. Người có cơ địa dị ứng cần tránh bị dị ứng.
Khi uống thuốc, chúng ta cần theo dõi huyết áp. Cần theo dõi huyết áp đối với thuốc chống trầm cảm, gây hạ huyết áp. Bệnh nhân không tự uống thuốc mà phải theo toa.
Đối với trường hợp huyết áp thấp nguyên phát (do cơ địa), để tránh tình đột quỵ, cần ăn uống và uống nước đầy đủ, tập thể dục mỗi ngày 30 phút. Đi bộ cũng được xem là phương pháp tập thể dục.
Ăn quá no cũng sẽ khiến huyết áp thấp do lượng máu tập trung ở hệ tiêu hóa, máu lên não không đủ. Để tránh tình trạng trên, chúng ta cần ăn nhiều bữa, không ăn quá no.
9. Người bệnh huyết áp thấp có nên ăn mặn không?
BS.CK1 Trần Ái Thanh:
Người bệnh huyết áp thấp không nên ăn lạt nhưng cũng không nên ăn mặn quá mức. Lượng muối mỗi ngày ăn vào khoảng 5g. Ăn quá mặn sẽ gây ra ứ muối dẫn đến cao huyết áp.
10. Đối với người huyết áp thấp nên lựa chọn bài tập nào?
BS.CK1 Trần Ái Thanh:
Người huyết áp thấp nên đi bộ, tập yoga, thiền. Đối với môn đối kháng, cần hạn chế. Nếu cần tập, đừng tập ngay với cường độ mạnh mà cần tập dần dần.
Trọng Dy (ghi) – Benhdotquy.net
- Từ khóa:
- Đột quỵ
- huyết áp thấp
- thiếu máu não
- tụt huyết áp
Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ
Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
S.I.S Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi “Thoát khỏi của tử” do căn bệnh suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng. Sau 9 ngày điều trị không hiệu quả tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân đã được hồi sinh nhờ sự can thiệp quyết liệt của ekip bác sĩ tại S.I.S Cần Thơ.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim