Chuyên gia cảnh báo trước tình trạng tài xế đột quỵ liên tiếp xảy ra

Liên tiếp các trường hợp tài xế bị đột quỵ xảy ra, đặc biệt trong đó 2 trường hợp tài xế đột quỵ trong ngày 30/11 vừa qua khiến nhiều người không khỏi hoang mang. Trong bài viết dưới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ giải thích rõ nguyên nhân gây đột quỵ ở tài xế và cách phòng tránh đột quỵ ở nhóm người này.

02-12-2024 11:29
Theo dõi trên |

Ngày 30/11/2024, mạng xã hội đang lan truyền clip ghi lại cảnh tài xế xe buýt đang ngồi ghế lái thì gục ngã được nhiều hành khách, người đi đường hỗ trợ đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng ông đã không qua khỏi. Theo xác minh, vụ việc xảy ra vào 29-11, tại giao lộ Chu Văn An – Đinh Bộ Lĩnh (phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM). Nguyên nhân tử vong được xác định do tài xế V. bị đột quỵ.

Nam tài xế xe buýt số 24 bất ngờ đột quỵ khi đang dừng đèn đỏ, sự việc xảy ra  tại Bình Thạnh, TPHCM

Tối cùng ngày, trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Dây, Đội tuần tra kiểm soát đường bộ cao tốc số 6 đã phát hiện một xe tải đang lưu thông có dấu hiệu không bình thường khi liên tục mất lái, lạng lách. Ngay sau đó, tổ tuần tra đã tiến đến gần xe, thời điểm lực lượng cảnh sát giao thông tiếp cận buồng lái, tài xế chỉ có một mình trên xe, nằm úp trong buồng lái, mặt tím tái, có biểu hiện khó thở, lơ mơ… Nghi ngờ tài xế có dấu hiệu đột quỵ, lực lượng cảnh sát giao thông lập tức đưa tài xế xe tải xuống dìu vào xe đặc chủng và hú còi đưa đến Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) để cấp cứu. Đến nay sức khỏe tài xế đã ổn định.

Nam tài xế xe tải được đội cảnh sát giao thông tiếp cận và đưa đi cấp cứu

Chuyên gia nói gì khi liên tiếp xảy ra trường hợp tài xế đột quỵ?

TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ chia sẻ, đặc thù của nghề tài xế lái xe là phải thức đêm, thức khuya, di chuyển trên những tuyến đường dài và phải chịu rất nhiều áp lực trong khoảng thời gian lái xe. Việc này có thể cảm nhận rõ nếu là người từng trực tiếp lái xe hoặc đi trên có thể thấy là trong lúc hàng khách ngủ, tài xế vẫn phải tập trung cao độ để lái xe.

Điều quan trọng là trong lúc lái xe, người tài xế không thể nào lập trình được hết tất cả những tình huống khi đang di chuyển trên đường đi, là một áp lực rất lớn cho các bác tài. Chính vì vậy, những người tài xế luôn mang một tâm lý rất áp lực khi cầm vô lăng. Đa số các bác tài hiện nay ngoài việc làm việc bất kể ngày đêm, họ còn hút thuốc lá khá nhiều.

Đối với những người hút thuốc lá sẽ có tỷ lệ gia tăng đáng kể về nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cũng như đột quỵ, không chỉ riêng ở những đối tượng là tài xế, tất cả những ai hút thuốc lá đều gia tăng những nguy cơ về bệnh tật.

Nếu người tài xế hút thuốc lá càng nhiều, nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh tim mạch càng tăng cao, cộng thêm những áp lực của nghề tài xế sẽ gia tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ trong lúc lái xe.

Những vấn đề tài xế phải đối mặt khi đồng hồ sinh học bị đảo lộn cũng được vị chuyên gia chia sẻ. Theo đó, các chuyên gia cùng những thống kê đã thực hiện cho thấy, với một cường độ làm việc cao, đảo lộn giờ giấc, không có thời gian nghỉ ngơi sẽ làm gia tăng đáng kể những nguy cơ mắc đột quỵ.

Đặc biệt, đột quỵ liên quan đến xuất huyết não và nhồi máu não. Tuy nhiên, tình trạng xuất huyết não với những cường độ làm việc cao sẽ khiến cơ thể dễ bị tăng huyết áp. Khi huyết áp gia tăng từ trên 180 mm thuỷ ngân, là một báo động đỏ cho nguy cơ xuất huyết não. Do đó, ở những trường hợp này người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Theo thông tin được biết, những người tài xế bên Nhật, mỗi 2 giờ lái xe cần có một trạm dừng, đây là một quy định rất chặt chẽ cho tất cả những người tài xế phục vụ hàng khách của Nhật đều phải tuân thủ. Mỗi 2 giờ lái xe, người tài xế được nghỉ trung bình 30 phút cho đến 1 giờ, sau đó có thể quay lại tiếp tục công việc của mình. Đây là một việc đảm bảo sức khỏe cho các tài xế.

Một điều quan trọng là khi lái xe đường dài nên có hia tài xế đi cùng để đề phòng những bất trắc trong những trường hợp có sự cố xảy ra vì lý do sức khỏe, có người khác để thay thế để đảm bảo an toàn cho hàng khách cũng như an toàn cho hành trình di chuyển của mình.

TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TPHCM

Chuyên gia khuyến cáo cách ngăn chặn nguy cơ đột quỵ ở tài xế

TS.BS Trần Chí Cường khuyến cáo, nghề tài xế khi phải chịu nhiều áp lực, điều quan trọng nhất là cần có một sức khỏe tốt trước khi thi vào lái xe và khi hành nghề. Đây là một việc hết sức cần thiết, người tài xế cần nghiêm túc chấp hành cũng như nghiêm túc khám sức khỏe trước khi tiến hành tham gia hoặc định hướng vào nghề tài xế.

Nếu là người đang làm trong lĩnh vực này cần quan tâm đến các vấn đề sức khỏe của mình nhiều hơn, phải khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt về thị lực, mắt cũng như là các phản xạ nói chung. Điều quan trọng là người tài xế nên cố gắng không hút thuốc lá trong khi đang làm công việc lái xe.

Hiện nay, pháp luật hiện hành đã nghiêm cấm tuyệt đối những người uống rượu, bia khi tham gia lái xe. Người tài xế nên nâng cao nhận thức và tuyệt đối tuân thủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân khi lái xe và những người xung quanh.

Một điều quan trọng không kém là trong hành trình di chuyển, người tài xế không được lái xe trong khoảng thời gian quá dài, đặc biệt trong môi trường khắc nghiệt, người tài xế cần có thời gian nghỉ, ngủ đủ giấc, sau đó tiếp tục hành trình.

Như đã chia sẻ ở trên với những hành trình, tuyến đường dài, nên có hai tài xế đi cùng nhau để có thể hỗ trợ lẫn nhau, khi tài xế này mệt mỏi, buồn ngủ có thể thay thế bởi người khác hoặc trong trường hợp bất khả kháng, người tài xế không thể dừng xe nghỉ giữa đường cũng cần có người thay thế để hành trình được an toàn hơn.

Đối với việc thức khuya và ngủ bù, sinh lý giấc ngủ của con người đối với người trưởng thành trung bình vào khoảng 6 – 8 giờ là ngủ đủ giấc. Điều quan trọng là phải ngủ vào thời gian ban đêm không phải vào ban ngày.

Rất nhiều người có quan niệm sai lầm khi nghĩ thức vào ban đêm, ngủ bù vào ban ngày sẽ đủ giấc, điều này làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể. Ở trẻ nhỏ, nếu quan sát kỹ sẽ thấy trong trường hợp trẻ thức quá khuya, qua 12 giờ đêm, vào khoảng 1 – 2 giờ sáng thường sẽ bị suy dinh dưỡng, còi xương và chậm phát triển về trí tuệ tâm thần.

Do cơ thể chuyển hóa và trao đổi chất chủ yếu vào ban đêm, vào thời gian cơ thể nghỉ ngơi và đặc biệt trong lúc ngủ.Chính vì vậy, nếu thức khuya hoặc những người mất ngủ trong thời gian kéo dài thường dẫn đến tình trạng không tỉnh táo và suy nhược hệ thần kinh, có thể vận hành máy móc hoặc lái xe trong tình trạng không tỉnh táo. Nếu gặp phải áp lực về công việc, thức đêm nhiều, vào ngày hôm sau cần có thời gian nghỉ bù, không thể làm việc suốt tất cả các ngày trong tuần.

Điều quan trọng là người tài xế nên tránh sử dụng chất kích thích. Một số tài xế có quan niệm sai lầm khi uống quá nhiều cà phê mỗi lúc không ngủ đủ giấc, việc sử dụng chất kích thích là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ trong thời gian lái xe, các tài xế nên lưu ý vấn đề này.

Đối với tài xế nên kiểm tra huyết áp thường xuyên do đây cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây nên tình trạng xuất huyết não. Đầu tiên, trường hợp người tài xế có bệnh nền là tăng huyết áp cộng thêm những căng thẳng khi lái xe sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị những cơn tăng huyết áp đột biến, có thể dẫn đến xuất huyết não.

Thứ hai là về vấn đề tuổi tác, đôi khi trong một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện sớm như những dấu hiệu của cơn động kinh, đau đầu kéo dài hoặc cảm giác không được khỏe, có những cơn mất ý thức thoáng qua… Người tài xế nên đi thăm khám và tầm soát sớm để loại trừ những nguyên nhân dị tật và dị dạng.

Không nên chủ quan về tình trạng dị tật chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Do đó, nếu những người tài xế có những dị tật, dị dạng mạch máu não, có thể xảy ra đột quỵ trong lúc lái xe và gây tai nạn khi đang chạy trên đường, điều này rất nguy hiểm.

>> Nhiều Tài Xế Bị Đột Quỵ Khi Đang Lái Xe, Nguyên Nhân Do Đâu? Làm Sao Phòng Ngừa?

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ F.A.S.T:

  • Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ