Chỉ số LDL Cholesterol trong xét nghiệm máu tăng, nguy cơ mắc bệnh gì?

Chào BS,
Tôi nam, 50 tuổi. Định lượng LDL-C kết quả 3,95 trên chỉ số tham chiếu <2,59 thì nguy cơ bị gì không ạ? (Tuấn Bảo - Chợ Gạo, Tiền Giang) 

06-06-2024 14:32
Theo dõi trên |

Ảnh minh họa.

Chào bạn,

Kết quả xét nghiệm này cho thấy bạn đang bị rối loạn lipid máu, LDL Cholesterol và Triglyceride là hai thành phần mỡ máu xấu, khi dư thừa sẽ sinh chuyện. LDL Cholesterol là thành phần mỡ gây xơ vữa động mạch, kết quả xét nghiệm LDL Cholesterol tăng trên trị số tham chiếu là tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tuy nhiên, nguy cơ này cao hay thấp còn phải xét thêm yếu tố tuổi tác, giới, các thói quen và bệnh lý đi kèm có hại khác như hút thuốc lá, béo phì, béo bụng, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Người bị rối loạn lipid máu có thể trong nhiều năm trời sẽ khỏe mạnh bình thường, nhưng càng về sau sẽ tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều hệ lụy như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Người bệnh cần ăn uống hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào… tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và không hút thuốc lá. Song song đó cần tập thể dục điều đặn tối thiểu 30 – 45 phút mỗi ngày trong tuần.

Sau 3 tháng thì bạn xét nghiệm kiểm tra lại mỡ máu, nếu vẫn chưa đạt mục tiêu (dưới trị số tham chiếu) hoặc trong người có sẵn bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành…thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch hay nội tiết để được hướng dẫn điều trị thuốc hỗ trợ từ sớm, bạn nhé.

Thân mến!

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương – Bệnnh viện Trưng Vương

  • Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
BV An Bình TPHCM: Chiêu sinh lớp đào tạo ngôn ngữ trị liệu sau đột quỵ ở người lớn tuổi

BV An Bình TPHCM: Chiêu sinh lớp đào tạo ngôn ngữ trị liệu sau đột quỵ ở người lớn tuổi

Bệnh viện An Bình TPHCM thông báo chiêu sinh lớp đào tạo liên tục “Ngôn ngữ trị liệu cơ bản về rối loạn giao tiếp ở người lớn sau đột quỵ và sơ lược về rối loạn nuốt” khóa 2 từ ngày 8/4/2025 – 18/4/2025.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ