Chế độ ăn uống có nguồn gốc từ thực vật giúp giảm nguy cơ mắc bệnh

Theo trang web y tế Everyday Health, ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sẽ giúp chúng ta có được cân nặng cân đối và giảm nguy cơ mắc bệnh.

08-03-2022 21:42
Theo dõi trên |

Trong nhiều năm gần đây, các chuyên gia dinh dưỡng và nhà khoa học về thực phẩm đã khẳng định ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và giảm hàm lượng thịt sẽ giúp chúng ta tăng tuổi thọ, khỏe hơn. Có vẻ nhiều người đang có xu hướng thay đổi chế độ dinh dưỡng. Một nghiên cứu trước đây đăng trên Tạp chí Permanente nhấn mạnh thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đã trở nên phổ biến vì nhiều nhà khoa học nhấn mạnh ăn nhiều rau quả mang lại nhiều lợi ích và các nhân viên y tế cho biết người bệnh ăn nhiều rau củ trái cây sẽ hưởng được nhiều lợi ích.

Maya Feller, chuyên gia dinh dưỡng ở thành phố Brooklyn, bang New York và tác giả cuốn sách The Southern Comfort Food Diabetes Cookbook cho biết ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể làm giảm tác động đến môi trường của con người và nhiều người nổi tiếng, bao gồm Beyoncé và Tom Brady, đã áp dụng cách ăn này. Chuyên gia dinh dưỡng Feller nói: “Dù bạn có yêu thương động vật, bảo vệ môi trường hoặc muốn có cuộc sống lành mạnh, bổ sung thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đang và sẽ là mối quan tâm ở nhiều người”.

Thực vật không phải là một chế độ ăn kiêng quá nhiều vì nó là một cách tiếp cận chung để ăn uống. Không cần phải đếm calo hoặc căng thẳng về việc đạt được các mục tiêu dinh dưỡng đa lượng nhất định mỗi ngày. Về bản chất, nó chỉ đơn giản là ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn.

Có một số cách hiểu khác nhau về chế độ ăn kiêng:

Người ăn chay chỉ ăn nhiều phô mai, trứng và sữa, họ không ăn thịt gà, thịt heo và thịt bò. Thay vì ăn thịt, họ chú trọng đến đạm thực vật.

Chế độ ăn thuần chay sẽ chạy theo phong cách rau củ quả sẽ không dùng sản phẩm từ động vật ví dụ như sữa, phô mai và mật ong, họ chỉ ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Chế độ ăn thuần chay thô tuân theo các quy tắc đã đề cập ở trên và chỉ ăn thực phẩm sống, có nguồn gốc thực vật.

Người ăn kiêng có chế độ dinh dưỡng bắt nguồn từ thực vật sẽ giảm hàm lượng thịt hấp thu vào cơ thể nhưng họ vẫn ăn một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cùng với rau.


Nguồn: Business Insider

Bà Feller nói: “Nhiều người có thể hưởng được lợi ích khi bổ sung đạm thực vật trong bữa ăn. Đây là những gì nghiên cứu đã tìm thấy.” Cụ thể:

1. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giúp giảm huyết áp

Theo Hội đồng tư vấn Dược phẩm có trách nhiệm, cao huyết áp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường tuýp II.

Một vài nghiên cứu cho thấy tuân thủ chế độ dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật sẽ giảm huyết áp và nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Một phân tích tổng hợp được đăng trong tạp chí Y học JAMA phân tích dữ liệu từ 39 nghiên cứu và họ kết luận người ăn chay sẽ giảm nguy cơ cao huyết áp hơn 34% so với những người không ăn chay.

2. Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Thịt chứa nhiều chất béo bão hòa, ăn quá nhiều thịt có thể gây bệnh tim. Giảm lượng thịt và tăng cường đạm thực vật có thể giúp ích cho người ăn. Một nghiên cứu trước đây được đăng trong tạp chí Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giảm nguy cơ bệnh tim lên đến 16% và 31% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

Một bài nghiên cứu được đăng trong tạp chí Tim mạch của trường American College trước đây cho biết không chỉ chúng ta cần hạn chế ăn thịt, mỗi người nên đảm bảo thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật phải lành mạnh. Có nghĩa là người ăn cần bổ sung yến mạch nguyên chất, rau tươi, trái cây, rau củ và dầu lành mạnh chẳng hạn như dầu ô liu thay vì ăn các món rau không lành mạnh chẳng hạn như ngũ cốc tinh chế và nước có ga.

3. Giảm nguy cơ tiểu đường tuýp II

Bữa ăn và tiểu đường tuýp II có liên quan đến nhau. Theo phòng khám Mayo, cân nặng là yếu tố rủi chính vì các mô mỡ sẽ khiến tế bào kháng insulin mạnh hơn. Nghiên cứu cho thấy chế độ dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật mang lại nhiều lợi ích cho người ăn.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ nhấn mạnh ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giảm nguy cơ bị tiểu đường tuýp II lên đến 34%. Tạp chí chăm sóc người tiểu đường cho biết nguy cơ mắc tiểu đường tuýp II xảy ra cao hơn ở người không ăn chay cao hơn người ăn chay (7.6% đối với người không ăn chay và 2.9% đối với người ăn chay).

4. Giúp giảm cân

Một người sẽ giảm nguy cơ béo phì khi họ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật hơn thịt. Nói chung, ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sẽ giúp người ăn giảm cân (mục tiêu trên hết của nhiều người).

Một nghiên cứu trong tạp chí Dinh dưỡng và Tiểu đường nhận thấy người hơn 65 tuổi bị béo phì chỉ ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giảm được 4 kg chỉ trong một năm. Theo tạp chí Nội khoa tổng quát, đường ở rau củ và trái cây rất thấp. Như vậy, các thực phẩm trên tiêu hóa lâu hơn và trái cây chứa chất chống oxy hóa, chất xơ, người ăn sẽ cảm thấy no bụng hơn.

5. Giúp tăng tuổi thọ

Lợi ích của thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chính là giúp chúng ta sống thọ hơn. Nghiên cứu trong tạp chí Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giúp giảm nguy cơ tử vong lên đến 25%. Hơn nữa, ăn nhiều rau củ và trái cây sẽ giúp chúng ta tăng sức đề kháng đáng kể.

Một nghiên cứu trong Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật lành mạnh sẽ giúp hệ miễn dịch tăng lên 5%.

6. Giảm nguy cơ ung thư

Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mang lại nhiều lợi ích. Nhiều bài nghiên cứu cho biết thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Viện nghiên cứu ung thư (Mỹ) cho biết người ăn cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất khoáng và phyto.

Nói cách khác, ăn nhiều rau củ, trái cây, yến mạch, các loại hạt và một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật lành mạnh.

7. Cải thiện hàm lượng cholesterol trong cơ thể

Hàm lượng cholesterol cao sẽ khiến mỡ tích tụ trong máu, máu sẽ không lưu thông tốt và dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các bệnh lý liên quan đến tim khác. Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta cần ăn rau quả nhiều hơn. Khi ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, người ăn giảm hàm lượng cholesterol không tốt trong cơ thể khoảng từ 10 đến 15%. Dữ liệu ở 27 bài nghiên cứu đăng trong Tạp chí Tim mạch Mỹ cho biết một người ăn chay tuân thủ theo quy luật rau củ quả có thể giảm 25% hàm lượng cholesterol không tốt.

8. Giảm nguy cơ đột quỵ

Cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, thói quen hút thuốc, sử dụng rượu bia, sử dụng ma túy sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp chúng ta tránh được sự việc đáng tiếc trên và có cuộc sống tốt hơn. Có thể thấy, một nửa trường hợp đột quỵ có thể được phòng ngừa. Vì vậy, chúng ta nên bổ sung trái cây vì rau quả giảm nguy cơ đột quỵ lên đến 21%.

9. Giúp tăng cường trí nhớ của não

Một đánh giá về chín nghiên cứu, được công bố vào năm 2017 trên tạp chí Frontiers in Aging Neuroscience , cho thấy rằng ăn thêm 100 gam trái cây và rau mỗi ngày (khoảng 1/2 cốc) sẽ làm giảm 13% nguy cơ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Tạp chí Current Pharmaceutical Biotechnology cho biết chất polyphenol cũng giảm nguy cơ tiến triển của bệnh Alzheimer và nguy cơ suy giảm trí nhớ.

Trọng Dy, theo everydayhealth

Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ

Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ

Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ