Chất béo chuyển hóa có liên quan đến đột quỵ ở phụ nữ
Chất béo chuyển hóa có liên quan đến bệnh tim đã được minh chứng trong rất nhiều các nghiên cứu khác nhau và hiện nay nghiên cứu mới cho thấy chất béo này cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu thập được từ hơn 87.000 phụ nữ trong một nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay để xem xét tác động của chất béo trong chế độ ăn uống đối với nguy cơ đột quỵ.
Họ không tìm thấy bằng chứng nào liên kết việc tiêu thụ tổng lượng chất béo hoặc ăn các loại chất béo khác với đột quỵ, nhưng ăn nhiều chất béo chuyển hóa có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ tăng cao.
Phụ nữ trong nghiên cứu ăn nhiều chất béo chuyển hóa nhất có nguy cơ đột quỵ cao hơn 39% so với những phụ nữ ăn ít nhất sau khi tính đến các yếu tố lối sống và chế độ ăn uống khác góp phần gây ra đột quỵ.
Thức ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo chuyển hoá (trans fat).
Từng là mặt hàng chủ yếu của các món nướng và đồ chiên đã qua chế biến, chất béo chuyển hóa đang dần biến mất khỏi các lối đi tạp hóa và nhà bếp, nhà hàng khi ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy chúng có thể nguy hiểm hơn cho sức khỏe so với các chất béo khác trong chế độ ăn uống.
Nghiên cứu mới, xuất hiện trên tạp chí Annals of Neurology, bao gồm những phụ nữ tham gia vào cuộc thử nghiệm sức khỏe.Những phụ nữ ở độ tuổi từ 50 đến 79 đã hoàn thành bảng câu hỏi chi tiết về chế độ ăn uống, trong đó, kiểm tra lượng chất béo trong chế độ ăn uống của họ.
Phát hiện ra rằng tiêu thụ chất béo chuyển hóa, nhưng không tiêu thụ các chất béo khác, có liên quan chặt chẽ đến việc tăng nguy cơ đột quỵ chỉ được thấy ở những phụ nữ không sử dụng aspirin thường xuyên.
Nhưng nghiên cứu không chứng minh rằng ăn một chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ đột quỵ và sử dụng aspirin thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ này, Chuyên gia dinh dưỡng Nancy Copperman, giám đốc các sáng kiến y tế cộng đồng tại Hệ thống Y tế North Shore-LIJ cho biết.
Bà nói: “Một chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa cũng có xu hướng nhiều đường, natri và những thứ không lành mạnh khác. Bởi vì khoảng 85% phụ nữ tham gia cuộc thử nghiệm là người da trắng, nên cũng không rõ liệu phát hiện có áp dụng cho phụ nữ thuộc các sắc tộc khác hay không.
Tuy nhiên, Copperman cho biết toàn bộ bằng chứng cho thấy nỗ lực loại bỏ chất béo chuyển hóa ra khỏi thực phẩm chúng ta ăn là điều cần thiết.Và những nỗ lực đó dường như có tác động.
Một nghiên cứu gần đây do CDC tài trợ cho thấy rằng ở Mỹ, nồng độ chất béo chuyển hóa trung bình trong máu đã giảm mạnh trong những năm gần đây.
“Luật cấm chất béo chuyển hóa và nỗ lực tự nguyện của các nhà sản xuất để loại bỏ chúng khỏi sản phẩm của họ đã có tác động”, Copperman nói. “Nhưng người tiêu dùng vẫn phải cảnh giác và nên đọc nhãn.”
Bà nói thêm rằng nếu nhãn đó có dòng chữ “partially hydrogenated” – có nghĩa là sản phẩm có chất béo chuyển hóa, không nên sử dụng.
Thiên An
Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ
Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
S.I.S Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi “Thoát khỏi của tử” do căn bệnh suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng. Sau 9 ngày điều trị không hiệu quả tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân đã được hồi sinh nhờ sự can thiệp quyết liệt của ekip bác sĩ tại S.I.S Cần Thơ.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim