Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ như thế nào?

Bệnh nhân sau đột quỵ thường mắc phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe. Do đó, cần có một chế độ chăm sóc đúng cách giúp người bệnh phục hồi, phòng tránh nguy cơ tái phát sau đột quỵ.

08-05-2023 11:02
Theo dõi trên |

Hậu quả và di chứng mắc phải sau đột quỵ là rất nặng nề. Chính vì vậy, bệnh nhân sau đột quỵ cần phải được chăm sóc đặc biệt kết hợp vận động đúng cách sẽ giúp người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng và phòng ngừa tái phát đột quỵ. Người từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ tái phát đến 40% trong 5 năm đầu. Việc chăm sóc và luyện tập cho người bị đột quỵ rất cần sự quan tâm và kiên nhẫn của cả người bệnh và gia đình. Theo nguyên tắc vận động sớm, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, tâm lý trị liệu…

Chế độ dinh dưỡng: bệnh nhân sau đột quỵ vẫn nên có chế độ dinh dưỡng như thông thường. Các loại thức ăn cần theo tiêu chí:

– Ăn đủ tinh bột, đủ rau, đủ hoa quả.

– Ăn vừa phải thịt, ăn cá ít nhất 2 lần/tuần.

– Ăn có mức độ dầu mỡ, chất béo.

– Ăn ít đường.

– Đặc biệt, ăn hạn chế muối để tránh nguy cơ tăng huyết áp và mỡ máu.

Tháp dinh dưỡng cân đối hàng ngày

Ngoài ra, thức ăn dành cho người sau đột quỵ cần phải mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa; thức ăn cần được cắt xé nhỏ hoặc xay nhuyễn; tránh tình trạng ngạt sặc.

Khi ăn cần nâng người bệnh nhân hoặc cho bệnh nhân ngồi. Cần quan tâm đến thái độ sau ăn của người bệnh để điều chỉnh lượng thức ăn cho những lần tiếp theo, tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít.

Chế độ sinh hoạt: sinh hoạt điều độ và thư giãn đúng cách giúp bệnh nhân có tinh thần lạc quan, điều này góp phần quan trọng trong điều trị tâm lý cho bệnh nhân. Cần giúp bệnh nhân có lối sống lành mạnh:

– Không hút thuốc lá và cần tránh hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc từ những người xung quanh)

– Ngủ nghỉ điều độ: ngủ đủ giấc, tránh thức khuya trong thời gian dài, tránh làm việc nặng quá mức.

– Nên cho người bệnh vận động bằng một môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh…

– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh stress cho người bệnh.

– Cần duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ của bác sĩ về điều trị

Chế độ tập luyện:

– Trường hợp bệnh nhân chưa thể tự vận động, nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân, tránh tình trạng lở loét gây đau đớn cho bệnh nhân.

– Trường hợp bệnh nhân có thể vận động nhưng còn yếu: cần động viên tinh thần cho người bệnh, cố gắng để người bệnh tự làm và chỉ hỗ trợ các hoạt động chưa thể làm được.

– Trong trường hợp cần thiết, cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu tại nhà. Điều này có thể không lượng được sức khi tập sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn.

– Điều quan trọng nhất là quá trình tập luyện cần phải có sự kiên nhẫn và kiên trì của cả người bệnh và người hướng dẫn.

Trích: Cẩm nang sức khỏe Phòng chống Đột quỵ

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S cần Thơ

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ