Can thiệp nội mạch cầm máu cho người đàn ông bị xuất huyết tiêu hóa ồ ạt
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết vừa điều trị thành công cho một trường hợp xuất huyết tiêu hóa bằng can thiệp nội mạch.
Cụ thể, bệnh nhân là ông N.V.C, 59 tuổi, quê Cần Thơ. Ngày 4/3/2022 ông C. nhiều lần tiêu ra máu với lượng lớn, có mùi tanh nên gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ.
Qua thực hiện khảo sát tìm nguyên nhân xuất huyết, bác sĩ chẩn đoán vị trí chảy máu từ ruột non. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiêu máu đỏ tươi kèm dấu hiệu sốc, đây là dấu hiệu của mất máu mức độ nặng. Ngay sau đó, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành chụp và can thiệp nội mạch để cầm máu, tránh diễn tiến nặng hơn.
Sau gần 60 phút căng thẳng, ca can thiệp thành công đã giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
BS.CK2 Ngô Minh Tuấn – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, bác sĩ trực tiếp can thiệp cho biết: “Đối với trường hợp này, bệnh nhân bị xuất huyết từ ruột non, kèm sốc do mất máu nặng. Trong trường hợp xuất huyết tiêu hoá từ ruột non mức độ từ trung bình đến nặng, nếu việc hồi sức nội khoa kém hiệu quả hoặc bệnh nhân có tình trạng huyết động tạm ổn và có dấu hiệu chảy máu hoạt động thì chụp mạch máu xoá nền số hoá (DSA) sẽ hiệu quả vượt trội vì vừa chẩn đoán vừa can thiệp điều trị (can thiệp nội mạch) với tỉ lệ thành công rất cao, thời gian thực hiện kỹ thuật khá ngắn và nhẹ nhàng, rất ít đau đớn và điều quan trọng là tránh được cuộc mổ lớn cho người bệnh”.
BS.CK2 Ngô Minh Tuấn cho biết, những năm trước đây, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết từ đại tràng được điều trị phương pháp nội soi với ống soi mềm kết hợp can thiệp cầm máu. Trong trường hợp can thiệp cầm máu qua nội soi tiêu hóa thất bại, bệnh nhân được xem xét can thiệp nội mạch (nếu cơ sở đó có sẵn hệ thống chụp mạch máu xóa nền số hóa DSA và đội ngũ bác sĩ can thiệp) hoặc phải chuyển phẫu thuật là ưu tiên chọn lựa. Hiện nay, với những trường hợp xuất huyết tiêu hóa thất bại với cầm máu qua nội soi tiêu hóa, chụp DSA và can thiệp nội mạch là phương pháp được ưu tiên chọn lựa.
Sau 10 ngày điều trị, ông C. đã hồi phục tốt và được xuất viện. Sau cơn nguy kịch, ông C. mừng rõ chia sẻ: “Tôi công nhận bệnh viện đây trị hay, tại trước đó tôi cũng 2 lần nong stent trị tim ở đây. Nhờ bác sĩ nhiệt tình, vui vẻ, mình hết bệnh mình cũng vui vẻ, chứ bữa đó (ngày nhập viện – PV) đi cầu ra máu ngày 3-4 lần, muốn chết luôn. Nay xuất viện tôi xin cảm ơn tất cả bác sĩ ở đây đã điều trị hết bệnh cho tôi”.
Sau điều trị, bệnh nhân N.V.C đã phục hồi tốt. (Ảnh: BVCC)
Can thiệp nội mạch là phương pháp điều trị ít xâm lấn, được biết đến nhiều trong điều trị đột quỵ não, tim mạch. Song, trong những năm gần đây, với sự phát triển của hệ thống chụp mạch máu số hoá xoá nền (DSA) và dụng cụ can thiệp nội mạch được đa dạng chủng loại và rất phổ biến nên can thiệp mạch máu các tạng và ngoại biên cũng phát triển vượt bậc, mang lại lợi ích hiệu quả cao, quá trình can thiệp nhẹ nhàng ít đau đớn, rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.
Riêng trong xuất huyết tiêu hoá, đặc biệt là xuất huyết từ dạ dày tá tràng do loét thì ngoài nội soi can thiệp thì can thiệp mạch máu là phương pháp ưu tiên được chọn lựa trong trường hợp can thiệp qua nội soi thất bại.
Với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết và hiện đại bậc nhất cùng với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm bên cạnh thế mạnh là can thiệp mạch máu não, mạch máu tim, thời gian qua Bệnh viện S.I.S Cần Thơ đã cứu chữa, can thiệp thành công cho nhiều trường hợp xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết từ các tạng và bệnh lí mạch máu ngoại biên.
Qua đây, bác sĩ Tuấn cũng chỉ ra dấu hiệu điển hình ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa là ói ra máu đỏ tươi hoặc sẫm màu, đi tiêu phân đen hoặc tiêu máu đỏ tươi… Nếu trong cộng đồng không may chúng ta đột ngột có những dấu hiệu trên thì nhanh chóng tìm đến nơi có đầy đủ các phương tiện chẩn đoán và can thiệp điều trị.
T.N
Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?
Đột tử khi chơi thể thao là vấn đề đang được quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp đột tử tại các giải thi đấu, đặc biệt là marathon. Vậy đột tử khi chơi thể thao có phòng ngừa được không? Câu trả lời sẽ được TS.BS Phan Vương Huy Đổng Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TPHCM giải đáp trong video dưới đây.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đang dự hội thảo ở Nha Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh bất ngờ đột quỵ xuất huyết não
Đang tham dự hội thảo tại Nha Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh đột ngột đau đầu, lơ mơ, sau khi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa và được chẩn đoán xuất huyết não, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2 thì chuyển vào Bệnh viện Chợ rẫy để điều trị.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim