Các nhà khoa học tiết lộ cách COVID-19 làm tăng nguy cơ đột quỵ
Các nhà khoa học đã sử dụng mạch máu được mô phỏng bằng cách in 3D để giải thích tỷ lệ đột quỵ gia tăng ở bệnh nhân COVID-19.
Nghiên cứu cho thấy COVID-19 có liên quan mật thiết với nguy cơ đột quỵ – Ảnh minh hoạ
Một số nghiên cứu đã làm nổi bật mối liên quan giữa COVID-19 và đột quỵ. Ví dụ, một đánh giá nhanh được xuất bản trên tạp chí The Lancet Neurology, gợi ý rằng SARS-CoV-2 gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng COVID-19 có thể dễ gây ra các biến cố mạch máu huyết khối, bao gồm đột quỵ hơn các coronavirus khác và các bệnh truyền nhiễm theo mùa. Giờ đây, một nghiên cứu mới do Đại học Khoa học Sức khỏe California-Los Angeles (UCLA) dẫn đầu đã giải thích cách vi rút COVID-19 làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những bệnh nhân bị nhiễm bệnh.
Các nhà nghiên cứu của UCLA đã sử dụng mô hình silicone được in 3D của các mạch máu trong não để bắt chước các lực tương tự tác động lên các mạch máu thực trong quá trình nhiễm COVID-19. Họ phát hiện ra rằng khi các lực tạo ra bởi máu đẩy qua một động mạch bị thu hẹp bất thường, một tình trạng gọi là xơ vữa động mạch nội sọ, tác động lên các tế bào lót bên trong động mạch, thì việc sản xuất ra men chuyển angiotensin 2, hoặc ACE2 sẽ tăng lên. ACE2 là một phân tử mà coronavirus sử dụng để xâm nhập vào các tế bào trên bề mặt mạch máu.
Trong khi nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng coronavirus liên kết với các tế bào nội mô ở các cơ quan khác, người ta vẫn chưa biết liệu nó có xảy ra trong não hay không. Bằng cách sử dụng mô hình mới, các nhà nghiên cứu có thể phát hiện ra rằng các phần tử virus đã thực sự tương tác với các tế bào lót các mạch máu trong não, chủ yếu ở những vùng có nồng độ ACE2 cao hơn.
Tiến sĩ Jason Hinman, phó giáo sư thần kinh học tại Trường Y David Geffen tại UCLA và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết phát hiện này có thể giải thích tỷ lệ đột quỵ tăng lên trong các trường hợp nhiễm COVID-19 .
Nghiên cứu giúp xác định những bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao hơn
Trong một khám phá khác, UCLA phát hiện ra rằng một tập hợp các gen đáp ứng miễn dịch cụ thể được tìm thấy trong các tế bào mạch máu não đã được kích hoạt sau khi nhiễm coronavirus. Những gen này chỉ được tìm thấy trong các tế bào mạch máu não, và không có trong các tế bào nội mô từ các cơ quan khác của cơ thể.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong bài báo xuất bản (PDF) trên tạp chí Stroke của họ phản ứng nội mô não độc đáo này có thể hữu ích trong việc xác định những bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Để xác nhận kết quả của nghiên cứu hiện tại, các nhà nghiên cứu của ULCA dự định tiến hành các nghiên cứu tiếp theo bằng cách sử dụng coronavirus sống trong mô hình mạch máu in 3D.
COVID-19 là một yếu tố nguy cơ bổ sung cho đột quỵ
Tiến sĩ NK Venkataramana, Chủ tịch sáng lập Bệnh viện BRAINS & Trưởng khoa phẫu thuật thần kinh BGS Gleneagles Global Hospital, Bangalore cho biết COVID-19 làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 5,9%, dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào. Phát biểu với TheHealthSite, Venkataramana cho rằng COVID 19 cần được công nhận là một yếu tố nguy cơ bổ sung của đột quỵ và được điều trị tích cực để giảm tử vong cũng như tàn tật.
Ông giải thích rằng sự xâm nhập của virus COVID-19 vào lớp nội mạc của mạch máu do sự hiện diện của men ACE 2 cùng với tình trạng tăng đông do COVID-19 gây ra là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Sự đông máu tăng lên gây ra sự phát triển của các cục máu đông trong mạch máu. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình cung cấp máu lên não và dẫn đến đột quỵ.
Venkataramana cảnh báo rằng coronavirus cũng có thể gây xuất huyết não, một dạng đột quỵ gây chảy máu trong hoặc xung quanh não, ở một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân.
Do đó, ông đề nghị chẩn đoán sớm và điều trị tích cực cho cả COVID-19 cũng như đột quỵ cùng với việc điều chỉnh các bất thường về đông máu.
Anh Thi, Theo TheHealthSite
- Từ khóa:
- covid-19
- Đột quỵ
- đột quỵ và COVID-19
Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ
Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
S.I.S Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi “Thoát khỏi của tử” do căn bệnh suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng. Sau 9 ngày điều trị không hiệu quả tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân đã được hồi sinh nhờ sự can thiệp quyết liệt của ekip bác sĩ tại S.I.S Cần Thơ.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim