Cả nước chỉ có 6 Trung tâm Đột quỵ, 9 bệnh viện có Khoa Đột quỵ

Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa – Bộ Y tế, hiện cả nước có 6 Trung tâm Đột quỵ (4 bệnh viện tuyến trung ương và 2bệnh viện tuyến tỉnh), 9 bệnh viện có Khoa Đột quỵ (2 bệnh viện tuyến trung ương, 5 bệnh viện tuyến tỉnh và 2 bệnh viện tuyến huyện), 145 Đơn vị Đột quỵ và 182 Đội đột quỵ được đặt tại các cơ sở y tế.

09-12-2021 16:54
Theo dõi trên |

Hằng năm, trên thế giới có gần 15 triệu người bị đội quỵ, trong số này có 5 triệu người tử vong; 5 triệu người khác bị thương tật vĩnh viễn, tạo gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đột quỵ là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây tàn tật, một nửa số người sống sót sau đột quỵ bị tàn tật và hơn một phần ba phụ thuộc vào người chăm sóc. Trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, đột quỵ xếp hàng thứ 2.

Tại Hội thảo liên quan việc khám chữa bệnh đột quỵ vừa diễn ra, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh đánh giá, mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 ca đột quỵ, do đó, nhu cầu khám chữa bệnh đột quỵ rất lớn.

Hiện nay, tại tuyến Trung ương, có 4 Trung tâm Đột quỵ thuộc 4 bệnh viện, đó là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện C Đà Nẵng. Hai bệnh viện Trung ương thành lập khoa Đột quỵ là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Còn tại tuyến tỉnh cũng có 2 bệnh viện thành lập Trung tâm đột quỵ, đó là Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An và Phú Thọ, 5 Bệnh viện có khoa đột quỵ, 40 cơ sở tuyến tỉnh có đơn vị đột quỵ và 38 cơ sở có đội đột quỵ.

Tại tuyến huyện, chưa có đơn vị nào có trung tâm đột quỵ, 2 bệnh viện huyện có khoa đột quỵ, 105 cơ sở tuyến huyện có đơn vị đột quỵ, 144 đội đột quỵ và 132 cơ sở không thực hiện khám chữa bệnh đột quỵ.

Cả nước hiện có 182 cơ sở khám chữa bệnh có đội đột quỵ, làm nhiệm vụ tiếp nhận, đánh giá, xử trí cấp cứu ban đầu, vận chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều đội không có bác sĩ/điều dưỡng. Chưa đến 10% bác sĩ và điều dưỡng được tập huấn và cấp giấy chứng nhận đào tạo đột quỵ.

Do đó, để điều trị tốt về đột quỵ, làm giảm nguy cơ dẫn đến đột quỵ, các cơ sở y tế có khoa đột quỵ, cần bổ sung nhân lực chuyên sâu, chất lượng cao về đột quỵ, chuẩn hoá năng lực chuyên môn cho các cơ sở có khoa Đột quỵ. Bên cạnh đó, cần có các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám, chữa bệnh đột quỵ…

  • Từ khóa:
Danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc

Danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc

Hội Đột Quỵ Việt Nam tiếp tục cập nhật danh sách bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ tại Việt Nam năm 2024. Các bệnh viện trong danh sách mang tính chất tham khảo, bệnh nhân và người nhà cần liên hệ với bệnh viện thông qua số hotline trước khi đến. Tình hình điều trị tại các đơn vị đột quỵ được cập nhật định kỳ.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ