Biết cách sơ cứu đột quỵ đúng đắn để không phải hối hận

Mình và gia đình đã tận mắt chứng kiến người cậu họ của mình bị đột quỵ ngay bên cạnh nhưng tất cả đều không có kiến thức sơ đẳng nào về bệnh này nên những cách sơ cứu mọi người đã áp dụng đều khiến tình trạng bệnh nguy kịch hơn và kết quả là cậu đã ra đi. Vậy kệnh benhdotquy.net có thể cho biết cách sơ cứu hiệu quả nhất khi gặp người bị đột quỵ ạ? Có nên xoa dầu gió khi đó không? Và để hạn chế nguy cơ bị đột quỵ thì cách phòng chống là gì?

13-03-2022 14:15
Theo dõi trên |

Làm gì khi phát hiện ai đó bị đột quỵ? (Ảnh minh hoạ)

Chào bạn,

Khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa vào bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn).

Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân.

Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh đối với bệnh nhân bị đột quỵ:

– Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

– Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

– Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…vì những vấn đề này không đúng, làm cho bệnh nhân đau đơn thêm và làm trì hoãn thời gian đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

– Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não.

Phòng bệnh đột quỵ tốt nhất là phát hiện và điều trị triệt để các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, bệnh thấp tim. Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc là nhiều… Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt, ù tai, tê buồn chân tay… cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Thân mến!

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ