Bí kíp giảm hàm lượng Cholesterol nhằm phòng ngừa đột quỵ
Cholesterol là chất béo ở trong máu có thể khiến một người có nguy cơ bị mắc một số bệnh lý. Giảm hàm lượng cholesterol chính là giải pháp giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Mục lục
I. Cholesterol là gì?
Theo trang web Stroke Association (Anh), cholesterol là chất béo quan trọng giúp cơ thể hoạt động tốt. Đa số chất cholesterol được tạo ra bởi gan. Ăn nhiều chất béo bão hòa như bơ và mỡ heo có thể tạo cơ hội cho hàm lượng cholesterol tăng mạnh. Vì vậy, người ăn cần tăng cường món dầu không bão hòa như dầu ô liu.
Cholesterol được protein chuyển đến máu, protein này có tên gọi là lipoprotein.
Có hai dạng lipoprotein:
- Lipoprotein tỷ trọng thấp vận chuyển cholesterol từ gan đến các tế bào. Đây là cholesterol xấu vì nếu dư chất này quá nhiều, cholesterol sẽ tích tụ tại thành động mạch.
- Lipoprotein tỷ trọng cao là cholesterol tốt vì chất này tống khứ cholesterol xấu ra khỏi tế bào và vận chuyển chúng đến gan. Các hóa chất xấu sẽ bị đập vỡ hoặc tống ra khỏi cơ thể.
Hàm lượng cholesterol cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
II. Vì sao hàm lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Thừa chất cholesterol trong máu có thể khiến chất béo tịch tụ trong thành động mạch. Như vậy, thành động mạch cơ thể sẽ bị cứng và hẹp khiến dòng máu khó lưu thông. Tệ hơn, người bệnh sẽ có nguy cơ bị cục máu đông.
III. Cách phát hiện mình bị cholesterol cao?
Hàm lượng cholesterol cao không gây ra triệu chứng nổi bật, nên người bệnh cần kiểm tra hàm lượng cholesterol. Nhóm người hơn 40 tuổi và có các yếu tố sau cần lưu ý:
- Có bệnh nền về tim mạch
- Bị béo phì.
- Bị cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Bác sĩ tổng quát hoặc dược sĩ sẽ kiểm tra hàm lượng cholesterol bằng phương pháp xét nghiệm máu đơn giản.
IV. Cần làm gì khi bị hàm lượng cholesterol cao?
Một người có thể giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể bằng giải pháp đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mình lành mạnh và ít chất béo bão hòa. Nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh tim hay đột quỵ, họ sẽ khuyên người đó uống thuốc để giảm hàm lượng cholesterol. Thuốc Statins có thể giảm hàm lượng chất béo và nguy cơ bị đột quỵ.
V. Bổ sung các thực phẩm giảm hàm lượng cholesterol tỷ trọng thấp
Theo Đại học Harvard, có nhiều loại thực phẩm giúp giảm cholesterol. Một số thực phẩm cung cấp chất xơ hòa tan, chất này liên kết cholesterol và tiền chất vào hệ tiêu hóa và tống khứ chúng ra. Một số thực phẩm sẽ cung cấp chất béo không bảo hòa, cholesterol tỷ trọng thấp sẽ giảm. Các món ăn khác sẽ bao gồm chất sterol và stanol từ thực vật, cơ thể sẽ không hấp thu cholesterol.
1. Yến mạch: Bước đầu tiên để giảm cholesterol là ăn một tô yến mạch hoặc ngũ cốc làm từ yến mạch lạnh vào buổi sáng. Món này cung cấp cho cơ thể 1 đến 2 gram chất xơ hòa tan. Ăn cùng với nửa gram chuối hoặc dâu. Chúng ta cần bổ sung 20 đến 35 gram chất xơ một ngày và 5 đến 10 gram chất xơ hòa tan.
2. Lúa mạch và ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp giảm nguy cơ bệnh tim vì
các thực phẩm trên có chất xơ hòa tan.
Các nhà khoa học đã chứng minh bệnh mãn tính có thể trở thành sát thủ thầm lặng và làm tăng nguy cơ bệnh tim, ung thư, tiểu đường type II và các bệnh khác.
3. Đậu là thực phẩm giàu chất xơ hòa tan. Thức ăn này cũng giúp cơ thể tiêu hóa và giúp người ăn cảm thấy no bụng hơn. Đó là nguyên nhân vì sao đậu được xem là món ăn giúp giảm cân. Nhìn chung, có nhiều cách để chuẩn bị món đậu cho bữa ăn, đậu chính là thực phẩm đa năng đối với chúng ta.
4. Cà tím và đậu bắp là hai loại rau có ít hàm lượng calorie và nhiều chất xơ hòa tan.
5. Các loại hạt: nhiều nghiên cứu cho thấy ăn hạch nhân, hạt óc chó, đậu phộng và các loại hạt khác giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Ăn 56 gram đậu một ngày sẽ giảm nguy cơ mắc lipoprotein thấp xuống 5%. Các loại hạt cũng bảo vệ hệ tim mạch.
6. Dầu thực vật: sử dụng các loại dầu như dầu canola, dầu hướng dương, dầu cây rum thay vì sử dụng bơ và mỡ lợn nhằm giảm mắc lipoprotein tỷ trọng thấp.
7. Táo, nho, dâu và trái cây họ cam giàu hàm lượng pectin, chất xơ hòa tan làm giảm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp trong cơ thể.
8. Bổ sung thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như tàu hủ và sữa đậu nành sẽ giúp giảm cholesterol. Nghiên cứu cho thấy bổ sung 25 gram đạm đậu nành mỗi ngày sẽ giảm hàm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp trong cơ thể từ 5 đến 6%.
9. Các món cá béo: ăn cá hai đến ba lần một tuần sẽ làm giảm hàm lượng chất béo bảo hòa, lipoprotein tỷ trọng thấp trong cơ thể và bổ sung omega 3 cho cơ thể. Omega 3 giảm chất triglyceride trong máu và bảo hệ tim mạch của chúng ta.
Trọng Dy, theo health.harvard.edu, stroke.org.uk
Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?
Đột tử khi chơi thể thao là vấn đề đang được quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp đột tử tại các giải thi đấu, đặc biệt là marathon. Vậy đột tử khi chơi thể thao có phòng ngừa được không? Câu trả lời sẽ được TS.BS Phan Vương Huy Đổng Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TPHCM giải đáp trong video dưới đây.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đang dự hội thảo ở Nha Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh bất ngờ đột quỵ xuất huyết não
Đang tham dự hội thảo tại Nha Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh đột ngột đau đầu, lơ mơ, sau khi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa và được chẩn đoán xuất huyết não, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2 thì chuyển vào Bệnh viện Chợ rẫy để điều trị.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim