Bị huyết áp cao có cần phải uống thuốc cả đời không?

Tôi 60 tuổi, huyết áp bao nhiêu thì được xem là bình thường và bao nhiêu được coi là cao, nếu bị cao huyết áp thì điều trị như thế nào thưa bác sĩ? Tôi nghe nói phải uống thuốc cả đời có đúng không? Mong được tư vấn. Xin cảm ơn! (Huỳnh Thành)

15-03-2022 20:30
Theo dõi trên |

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. 

Chào Bác,

Ở tuổi 60, huyết áp <140/90 mmHg được gọi là an toàn, vậy huyết áp >= 140/90 mmHg được gọi là tăng huyết áp.

Để điều trị, Bác cần đến bệnh viện xét nghiệm để xác định nguyên nhân tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ để có một phác đồ điều trị hợp lý. Điều trị huyết áp là một quá trình cần chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc hợp lý, không nhất thiết điều trị suốt đời.

Bên cạnh đó, dự phòng tăng huyết áp là biện pháp bắt buộc với mọi người dân để giảm nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, để phòng ngừa tăng huyết áp, Bác cần có chế độ ăn hợp lý: hạn chế sử dụng muối (ăn nhạt), hạn chế chất béo, hạn chế ăn ngọt, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Đồng thời, Bác cũng nên xây dựng chế độ vận động thể dục hợp lý, tập thể dục mỗi 30 phút /ngày và tránh các căng thẳng, ức chế quá mức…

Thân mến!

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc

Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc

PGS.TS.BS Mai Duy Tôn nhấn mạnh, mặc dù mạng lưới điều trị đột quỵ tại miền Bắc đang có bước phát triển mạnh, nhiều trung tâm, khoa, đơn vị đột quỵ được thành lập nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là cấp cứu trước viện, đào tạo nhân lực và hành lang pháp lý.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ