Bệnh nhân may mắn hết liệt nửa người nhờ trung tâm đột quỵ ngay bên hàng xóm

PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng kể lại một trường hợp bệnh nhân hết sức may mắn, mặc dù bị đột quỵ nhồi máu não do tắc 2 động mạch quan trọng là động mạch cảnh và động mạch não giữa nhưng được điều trị trong thời gian vàng, hồi phục nhanh chóng.

06-01-2023 11:43
Theo dõi trên |
Bệnh nhân may mắn hết liệt nửa người sau 2 giờ nhờ trung tâm đột quỵ của Bệnh viện Nhân dân 115 ngay gần bên

Sáng 6/1 các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 đang báo cáo giao ban viện, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng nhận tin nhắn của một đồng nghiệp ở Viện Tim: “Em có ca đột quỵ mới bị được vài phút”. PGS Huy Thắng liền đề nghị chuyển gấp bệnh nhân qua Bệnh viện Nhân dân 115.

Sau khi quét CT scan loại trừ xuất huyết não, bệnh nhân được tiêm thuốc tiêu sợi huyết rtPA tĩnh mạch và chuyển luôn qua phòng can thiệp sau khi CTA cho hình ảnh tắc động mạch cảnh và động mạch não giữa.

Lúc từ Viện Tim chuyển qua, bệnh nhân chỉ cử động được nửa người trái và không nói được. Chỉ cần hơn 2 tiếng sau khi qua Bệnh viện Nhân dân 115, tình trạng yếu liệt của bệnh nhân được khắc phục, cử động cả 2 bên cơ thể bình thường như cũ.

PGS Huy Thắng dí dỏm kết luận: “Ăn ở vậy cũng có thể gọi là “hàng xóm tốt”…”

PGS Huy Thắng chia sẻ câu chuyện bệnh nhân may mắn trên trang cá nhân

Đây là một trường hợp nhồi máu não được điều trị trong thời gian vàng. Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ có 2 mốc thời gian.

Mốc thứ nhất sử dụng cho thuốc tiêm làm tan cục máu đông. Thời gian cho phép là 4.5 giờ (4 tiếng rưỡi). Điều đó không phải là đến đúng 4.5 giờ bác sĩ mới tiêm thuốc tiêu sợi huyết mà bệnh nhân phải đến trước đó càng sớm càng tốt. 4.5 giờ là thời gian tối đa cho phép chúng ta tiêm thuốc tan cục máu đông. Nếu 4.5 giờ mà bệnh nhân mới đến bệnh viện thì sẽ trễ.

Giờ vàng thứ hai là dành cho can thiệp nội mạch lấy cục máu đông ra trong trường hợp tắc nghẽn mạch máu lớn. Thời gian tốt nhất là đến trước 6 giờ (6 tiếng) sau khi đột quỵ xảy ra.

Nếu bệnh nhân đến trễ thời gian vàng, ngoài nguy cơ tử vong, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tàn phế rất cao.

Trường hợp này, bệnh nhân đã rất may mắn vì được phát hiện đột quỵ và chuyển viện nhanh chóng. Thời gian chuyển chỉ mất vài phút vì hai bệnh viện ở cạnh nhau (hai bên đường Dương Quang Trung, quận 10). Nơi được chuyển đến lại là trung tâm đột quỵ lớn nhất miền Nam, có đầy đủ chuyên môn và phương tiện điều trị. Nhờ vậy, chỉ sau 2 giờ bệnh nhân đã hồi phục rất tốt.

Xem thêm: Thế nào là kết cục tốt sau đột quỵ?

Benhdotquy.net – nguồn: FB Thang Nguyen

Quảng cáo
Sự gia tăng đột quỵ đáng lo ngại ở người trẻ 

Sự gia tăng đột quỵ đáng lo ngại ở người trẻ 

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa với các con số đáng báo động trong thời gian gần đây tại nhiều cơ sở y tế cấp cứu đột quỵ trên cả nước. Mỗi năm có thêm 200.000 người Việt mắc bệnh này và số trường hợp tử vong do đột quỵ là 11.000 người. Trong đó, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng, chiếm 10-15%. Các chuyên gia nói gì về điều này?

Multimedia

Theo dõi trên:

Video

Hướng dẫn cấp cứu bệnh nhân đột quỵ ngoài cộng đồng

Sơ cứu đột quỵ tại chỗ đảm bảo an toàn cho người bệnh trước khi nhận được sự can thiệp từ đội ngũ y bác sĩ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các phương pháp sơ cứu đúng cách. Trong video dưới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ hướng dẫn các phương pháp sơ cứu đúng cách nếu gặp trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ