Bệnh nhân đột quỵ bị tăng đông máu điều trị được không?
Em 35 tuổi bị nhồi máu não lần 2 cách đây 5 tháng. Hiện tại không nói được câu dài. Em có đi khám, BS bảo em bị tăng đông máu.
Chào BS, em 35 tuổi bị nhồi máu não lần 2 cách đây 5 tháng. Hiện tại không nói được câu dài, chỉ nói được 1, 2 từ. Em có đi khám, BS bảo em bị tăng đông máu. Vậy tình trạng nói của em có phục hồi được không ạ? Và tăng đông máu có điều trị được không?(Lê Đình Dũng)
TS.BS Trần Chí Cường trả lời:
Nếu bị đột quỵ đến lần thứ hai thì bước đầu tiên phải nhanh chóng chẩn đoán nguyên nhân gây đột quỵ. Có thể là do tim mạch như bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim hoặc một số trường hợp có yếu tố tăng cục máu đông như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều. Cần phải kiểm soát hết tất cả các nguy cơ đó.
Điều quan trọng hơn nữa là tìm và đánh giá xem hệ thống mạch máu não có toàn vẹn hay không. Vì rất nhiều trường hợp sau khi nhồi máu não bệnh nhân bị hẹp mạch cảnh, hẹp động mạch não giữa, hẹp động mạch thân nền,…
Chẳng may bệnh nhân có tình trạng hẹp nặng các mạch máu lớn thì vấn đề điều trị thuốc nguy cơ sẽ rất cao (dễ bị tái phát lại). Nếu điều trị thuốc không thành công các bác sĩ sẽ có những phương pháp can thiệp trong động mạch. Có thể thực hiện nong bóng, đặt stent trong trường hợp bất khả kháng nếu như mạch máu hẹp từ trên 90% điều trị nội khoa không thành công thì có thể xem xét can thiệp nong mạch máu.
Tóm lại, hiện nay có rất nhiều thuốc để kháng tập tiểu cầu, điều trị tan cục máu đông. Tùy theo chẩn đoán, mỗi bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Có thể đến bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ tầm soát lại nguyên nhân gây đột quỵ, để các bác sĩ điều trị và đạt được hiệu quả cao nhất, lưu ý phòng tránh vấn đề tái phát.
Về vấn đề nói, nếu chúng ta điều trị đột quỵ, tái thông lại mạch máu thì có rất nhiều trường hợp bệnh nhân có thể cải thiện, phục hồi giọng nói. Hy vọng bệnh nhân sẽ được điều trị tốt hơn trong thời gian sắp tới.
Trích: Đột quỵ ngày Tết lưu ý thời gian vàng để không bỏ lỡ cơ hội
- Từ khóa:
- bệnh nhân đột quỵ
- tăng đông máu
Đặt câu hỏi tư vấn
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ
Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
S.I.S Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi “Thoát khỏi của tử” do căn bệnh suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng. Sau 9 ngày điều trị không hiệu quả tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân đã được hồi sinh nhờ sự can thiệp quyết liệt của ekip bác sĩ tại S.I.S Cần Thơ.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim