Bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 80% vào thời điểm nhất định trong ngày

Theo một nghiên cứu, có một khoảng thời gian nhất định trong ngày mà mọi người có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn.

02-02-2022 18:15
Theo dõi trên |

Đột quỵ là một tình trạng y tế đe dọa tính mạng, xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của não bị tắc nghẽn. Nhận ra một số triệu chứng sớm có thể rất quan trọng để giảm nguy cơ tử vong và tàn tật.

Theo một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về Đột quỵ, một người có khả năng bị đột quỵ trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm cao hơn gần 80% so với thời điểm muộn hơn trong ngày.

Các nhà nghiên cứu cho biết đây là một ví dụ về “sự thay đổi trong chu kỳ sinh học”, vì có sự khác biệt về nguy cơ thay đổi dựa trên chu kỳ 24 giờ của nhịp sinh học của một người.


Đột quỵ có nhiều khả năng xảy ra vào những thời điểm nhất định (Hình ảnh: Getty)

Đối với nghiên cứu, nhóm đã tiến hành phân tích tổng hợp 31 ấn phẩm với dữ liệu chính từ 11.816 bệnh nhân đột quỵ.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Đã có sự gia tăng 49% trong tất cả các loại đột quỵ trong khoảng thời gian từ 6g sáng đến trưa, tức là tăng 79% so với nguy cơ bình thường của 18 giờ khác trong ngày.

Có ít hơn 29% đột quỵ trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 6 giờ sáng, giảm 35% so với 18 giờ khác trong ngày.”

Họ nói thêm rằng cả 3 loại đột quỵ (đột quỵ nhồi máu não, xuất huyết não, cơn thiếu máu não thoáng qua – TIA) có nguy cơ cao hơn đáng kể trong khoảng thời gian này.

Có một số triệu chứng mà mọi người nên cảnh giác, vì chúng có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ, bao gồm xệ mặt, yếu cánh tay và các vấn đề về giọng nói.

Các triệu chứng khác bao gồm yếu hoặc tê đột ngột ở một bên của cơ thể, bao gồm cả chân, tay, cũng như đau đầu đột ngột, dữ dội.

Một số lối sống có thể có tác động đến nguy cơ bị đột quỵ của một người, bao gồm hút thuốc, uống quá nhiều rượu, thừa cân và ăn thực phẩm không lành mạnh.

Khi con người già đi, các động mạch của họ trở nên cứng hơn và hẹp hơn, khiến chúng dễ bị tắc nghẽn hơn.

Mặc dù nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nếu bạn đã từng bị đột quỵ, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bị một cơn đột quỵ khác, theo Hiệp hội Đột quỵ.

Một người có thể hỏi bác sĩ đa khoa của họ về sự giúp đỡ và hỗ trợ có sẵn.

Thiên An, theo express

Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ

Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ

Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ