Ăn uống như thế nào để phòng ngừa đột quỵ ngày Tết?
Ăn uống không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ trong thời điểm Tết đến xuân về. BS Nguyễn Thị Diệu Hằng thuộc Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ hướng dẫn bạn đọc Benhdotquy.net ăn uống đúng cách trong ngày Tết nhằm tránh đột quỵ.

1. Thực phẩm như đồ ngọt, dưa muối, nước có ga có làm tăng nguy cơ đột quỵ vào ngày Tết không?
BS Nguyễn Thị Diệu Hằng:
Đây là các thực phẩm thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, đồ ngọt, dưa muối và nước có ga chứa nhiều gia vị dễ làm tăng huyết áp, đường huyết dễ gây đột quỵ.
2. Ăn và vui chơi trong ngày Tết gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ đột quỵ ra sao?
BS Nguyễn Thị Diệu Hằng:
Tết là thời điểm mọi người sum vầy và vui chơi sau một năm vất vả. Vì vậy, nhiều người suy nghĩ rằng cứ ăn uống thoải mái vào mùa Tết. Tuy nhiên, ăn uống không điều độ dẫn đến tình trạng thừa cân, bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh lý tim mạch, nghiện rượu và thuốc lá cần lưu ý nhiều hơn vì họ có yếu tố nguy cơ cao hơn người thường.
3. Thức khuya trong ngày Tết có làm tăng nguy cơ đột quỵ không?
BS Nguyễn Thị Diệu Hằng:
Mùa Tết là thời điểm để mọi người bung xõa. Tuy nhiên, ăn uống không điều độ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ, đau đầu dẫn đến khó kiểm soát huyết áp. NgườI bệnh sẽ dễ bị tai biến mạch máu não hoặc xuất huyết não.
4. Uống nhiều rượu bia có làm tăng nguy cơ đột quỵ không?
BS Nguyễn Thị Diệu Hằng:
Chúc Tết và tiệc tùng là điều không thể tránh khỏi trong dịp Tết. Tuy nhiên, rượu bia là chất kích thích khiến nhịp tim tăng nhanh, tăng tình trạng xơ vữa, chảy máu. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế tình trạng trên bằng cách sử dụng 30 ml rượu mạnh hoặc 100 ml rượu vang và 1 lon bia 1 ngày, không quá 5 ngày 1 tuần.
5. Có nên tập thể dục buổi sáng sớm trong dịp Tết hay không?
BS Nguyễn Thị Diệu Hằng:
Tập thể dục mỗi ngày giúp chúng ta kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, mỡ máu, cân nặng. Tuy nhiên, thời tiết mùa Tết sẽ se lạnh nên chúng ta cần cân nhắc việc tập thể dục trong nhà và buổi chiều. Thời gian tập là 30 phút, trước khi tập không nên ăn quá no. Trước khi tập bài cường độ cao, cần chú trọng đến bài làm nóng cơ thể. Sau khi tập, người tập cần hạn chế gió lạnh.
6. Trong dịp Tết, có thể phòng ngừa đột quỵ trong chế độ sinh hoạt như thế nào?
BS Nguyễn Thị Diệu Hằng:
Để phòng ngừa đột quỵ sớm bên cạnh việc tầm soát yếu tố nguy cơ thì mỗi người cần có lối sống lành mạnh, hạn chế muối (lượng muối < 5 gam/ngày), hạn chế chất béo bão hòa, thực phẩm chiên xào, rượu bia, tập thể dục đều đặn. Bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch cần tuân thủ việc dùng thuốc theo toa, không được tự ý ngưng thuốc hay điều chỉnh liều thuốc.
Benhdotquy.net

Chứng thiếu ngủ trong xã hội hiện đại
Ngủ là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, mất ngủ đang trở thành vấn đề lớn với cộng đồng do nhiều nguyên nhân từ sinh hoạt, công việc,… Mất ngủ thời gian dài có thể gây ảnh hưởng sức khỏe và gây ra một số bệnh mạn tính cho người bệnh, trong đó, có đột quỵ.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
TOP 6 bài tập giúp giảm cholesterol
Cholesterol (hay mỡ máu) làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Bạn có thể tham khảo các bài tập sau để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên, bảo vệ sức khỏe.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim