Ăn đúng loại chất béo sẽ giảm nguy cơ đột quỵ

Bữa ăn không thể thiếu chất béo. Tuy nhiên, chọn chất béo hợp lý sẽ giúp chúng ta cải thiện sức khỏe tim mạch và có được cuộc sống tốt hơn.

04-03-2022 09:00
Theo dõi trên |

Đài CNN cho biết ăn nhiều chất béo có thể làm tăng hàm lượng cholesterol, gây tắc nghẽn động mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ cùng với các dạng bệnh tim khác ngoài béo phì, tiểu đường, ung thư và nhiều bệnh khác.

Tuy nhiên, loại chất béo chứ không phải số lượng dường như là thủ phạm gây ra đột quỵ. Một bài thuyết trình của Hiệp hội Tim mạch Mỹ được trình bày năm 2021 cho biết ăn thực phẩm từ thực vật có thể giảm nguy cơ đột quỵ.

Bài nghiên cứu này chưa được bình duyệt cho thấy người ăn chất béo có nguồn gốc từ thực vật sẽ giảm nguy cơ đột quỵ lên đến 12% so với người ăn ít rau củ.

Mặt khác, người ăn nhiều chất béo bão hòa có nguồn gốc từ động vật sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 16% so với người ăn ít đạm động vật.

Fenglei Wang, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ thuộc Trung tâm dinh dưỡng ở Đại học Harvard và người đứng đầu bài nghiên cứu tuyên bố: “Bài nghiên cứu của chúng tôi cho biết người ăn cần chọn các dạng chất béo và nguồn thực phẩm chứa chất béo đúng cách hơn để giảm nguy cơ đột quỵ và các dạng bệnh tim”.

Chất béo có nguồn gốc từ thực vật

Dầu có nguồn gốc từ thực vật chẳng hạn như dầu ô liu, dầu hướng dương và dầu đậu nành được xem là chất béo lành mạnh.

Chất béo bão hòa có nguồn gốc từ thực vật, hạt và cá béo giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể và giúp chúng ta luôn được khỏe mạnh.

Alice Lichtenstein, giám đốc và nhà khoa học ở phòng thí nghiệm dinh dưỡng cho hệ tim mạch ở Đại học Tufts ở thành phố Boston đưa ra câu hỏi: “Nguồn gốc của dầu thực vật là gì?”

Bà Lichtenstein nói: “Dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật là dầu ngô, dầu cây rum, dầu hướng dương, dầu đậu nành. Các loại dầu trên có acid béo không bão hòa đa, dầu canola và ô liu chứa acid béo không bão hòa đơn. Các loại dầu trên cần được sử dụng và chế biến trong quá trình nấu ăn”.

Chất béo bão hòa và chuyển hóa hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Chất béo bão hòa có nguồn gốc từ thịt đỏ và thịt chế biến, chất này có thể bị đong cứng theo nhiệt độ của phòng. Bài nghiên cứu đưa thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt ba rọi xông khói, xúc xích, bologna, bánh hot dog, salami và các loại thịt chế biến khác vào danh sách thịt không lành mạnh.

Tiến sĩ Frank Hu, Trưởng khoa dinh dưỡng thuộc Trường Harvard cho biết: “Giảm thịt đỏ và thịt chế biến một cách vừa phải có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ tử vong, bệnh tim, ung thư và tiểu đường tuýp II lên đến 13%, 14%, 11% và 24%”. Ông Hu là một trong các tác giả nghiên cứu đột quỵ.

Điều đáng quan tâm là bài nghiên cứu trên nhấn mạnh chất béo có nguồn gốc từ sữa như phô mai, bơ, sữa, kem không làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nhiều nhà dinh dưỡng học vẫn đang tranh cải về các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa cung cấp canxi cho cơ thể ra sao. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng lành mạnh (2020-2025) của Cơ quan Nông nghiệp Mỹ kêu gọi người Mỹ tăng cường ăn thực phẩm ít hoặc chất béo trong ba bữa mỗi ngày.

Nghiên cứu lâu dài

Có gần 120.000 y tá và chuyên gia sức khỏe thuộc hai chương trình nghiên cứu dinh dưỡng lớn nhất Mỹ: Hội Nghiên cứu sức khỏe Y tế và Chuyên gia Sức khỏe tham gia bài nghiên cứu. Phải mất 27 năm mới thu thập được dữ liệu.

Bà Lichtenstein nói: “Để có được chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chúng ta phải biết cách cân bằng hàm lượng calorie hấp thu vào cơ thể. Để làm được điều này, chúng ta cần bổ sung yến mạch, thịt nạc, rau củ cùng với các loại trái cây. Bên cạnh đó, chúng ta cần hạn chế hàm lượng muối, đường, chất béo động vật, thực phẩm chế biến và rượu bia. Nếu chúng ta áp dụng được điều này, bữa ăn của chúng ta sẽ lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng”.

Trọng Dy, theo cnn

Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ

Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ

Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ