7 điều bạn nên biết về đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng lâu dài. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa hiệu quả và xử trí đúng cách khi bệnh khởi phát. Dưới đây là một số thông tin mà bạn nên nắm vững về đột quỵ.

04-12-2021 09:14
Theo dõi trên |

1. BE FAST – công thức giúp bạn nhận biết đột quỵ

Bạn có thể nhận biết đột quỵ qua công thức BE FAST như sau:

  • B (balance): Mất thăng bằng
  • E (eye): Mờ mắt hoặc mất thị lực
  • F (face): Lệch mặt
  • A (arm): Không thể nâng cả 2 tay lên trên đầu
  • S (speech): Khó nói
  • T (time): Khi thấy người trước mặt có những triệu chứng trên thì bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu ngay lập tức.

2. Hai loại đột quỵ chính

Hiện nay, người ta chia đột quỵ thành 2 loại chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não. Đột quỵ do thiếu máu xảy ra khi một cục máu đông chặn mạch máu não, chiếm khoảng 15% tổng số ca đột quỵ. Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi mạch máu bị vỡ, thường do tăng huyết áp không được kiểm soát gây ra, chiếm hơn 80% số ca đột quỵ.

3. Đau đầu không phải là triệu chứng luôn xuất hiện khi đột quỵ

Một quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải khi nhắc đến đột quỵ chính là cho rằng đột quỵ luôn kèm theo triệu chứng đau đầu. Thực chất đau đầu đột ngột chỉ là một trong số những triệu chứng của đột quỵ xuất huyết não. Song, triệu chứng này thường sẽ ít gặp ở những trường hợp đột quỵ thiếu máu não.

»»» Xem thêm: Khi nào đau đầu là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ?

4. Ngưng thở khi ngủ có liên quan đến đột quỵ

Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều biết rằng các yếu tố như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim, cholesterol cao, hút thuốc lá… liên quan mật thiết đến đột quỵ. Nhưng ít ai biết rằng ngưng thở khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Trên thực tế, ngưng thở khi ngủ có thể gây bệnh tim và sau đó dẫn đến đột quỵ. Chính vì vậy, nếu bạn đang bị chứng ngưng thở khi ngủ nên tìm đến bác sĩ để được điều trị sớm.

»»» Xem thêm: 4 dấu hiệu bất thường khi ngủ cảnh báo đột quỵ

5. Khám sức khỏe định kỳ nếu bạn có yếu tố nguy cơ cao bị đột quỵ

Nếu bạn bị bệnh tim, đái tháo đường, nghiện rượu hoặc gia đình có tiền sử đột quỵ… thì nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết cách điều chỉnh cuộc sống của mình.

6. Mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào thần kinh chết đi

Theo các chuyên gia, 2 triệu tế bào não sẽ mất đi cho mỗi phút chậm trễ điều trị đột quỵ. Vì vậy, nếu thấy mình có triệu chứng nghi ngờ đột quỵ thì bạn nên điều trị càng sớm càng tốt để lại những gánh nặng tổn thương sau này.

7. Tập thể dục, ăn uống hợp lý, tránh căng thẳng là cách tốt nhất để kiểm soát đột quỵ

Để kiểm soát đột quỵ, bạn nên tập thể dục hàng ngày, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời kiểm soát căng thẳng.

Bạn không cần tập những bài tập có cường độ mạnh mà chỉ cần vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như chạy bộ hay đi bộ.

Anh Thi – Theo kênh AloBacsi.vn

Tổn thương não nặng do dùng thuốc giảm cân mua trên TikTok

Tổn thương não nặng do dùng thuốc giảm cân mua trên TikTok

Cô gái trẻ bị nhiễm độc chất Sibutramin, tổn thương não nặng do uống thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân không rõ nguồn gốc mua trên TikTok, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ