4 thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ 

Trung bình cứ 4 người trên 25 tuổi thì có một người bị đột quỵ. Mỗi năm, căn bệnh chết người này cướp đi sinh mạng của vô số người trên khắp thế giới. Dưới đây là những thói quen có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ mà bạn cần biết.

18-01-2022 21:44
Theo dõi trên |

Thói quen ăn uống không kiểm soát

Thói quen ăn uống lành mạnh có thể làm giảm 80% nguy cơ đột quỵ. Lượng muối, đường và thực phẩm béo dư thừa làm tăng nguy cơ đột quỵ. Huyết áp và cholesterol không được kiểm soát có thể mang lại nhiều nguy hiểm. Những người đã có nguy cơ mắc bệnh có thể phải ngừng ăn lòng đỏ trứng và thịt.

Lười biếng

Ít vận động và nằm một chỗ suốt ngày khiến bạn có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn. Lối sống lười vận động làm tăng cân, giảm khả năng hoạt động của cơ và xương. Nó cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ trao đổi chất.

Hút thuốc

Kết quả của việc hút thuốc lá là nhiều chất độc hại xâm nhập vào cơ thể. Ngay cả khói thuốc thụ động cũng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Hút thuốc lá làm mức độ oxy trong máu giảm, hệ thống tuần hoàn bị tổn thương cùng với phổi.

Uống rượu

Uống quá nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp không kiểm soát được. Rượu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ đàn hồi của tĩnh mạch và động mạch – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não.

Tuy nhiên, ngoài 4 nguyên nhân trên thì một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não là do người bệnh thiếu ý thức, coi nhẹ sức khỏe của bản thân. Trong nhiều trường hợp, việc bỏ qua những triệu chứng này có thể dẫn đến nguy hiểm lớn.

Anh Thi, theo Anandabazar.com

Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc

Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc

PGS.TS.BS Mai Duy Tôn nhấn mạnh, mặc dù mạng lưới điều trị đột quỵ tại miền Bắc đang có bước phát triển mạnh, nhiều trung tâm, khoa, đơn vị đột quỵ được thành lập nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là cấp cứu trước viện, đào tạo nhân lực và hành lang pháp lý.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ