4 lời khuyên để chống lại chứng liệt nửa người bằng cách sử dụng sức mạnh của não
Việc lặp đi lặp lại là một trong những chìa khóa chính để cải thiện vận động, nhưng điều quan trọng là phải kết hợp việc lặp lại thành thói quen phục hồi chức năng hàng ngày của bạn.
Dưới đây là 4 cách bạn có thể thực hiện để thêm vào thói quen phục hồi chức năng hàng ngày của mình:
Mục lục
1. Hãy xem xét những chức năng có thể làm với bên bị ảnh hưởng
Ngay cả khi điều đó có vẻ khó khăn nhưng việc sử dụng bên bị ảnh hưởng của bạn để bật và tắt công tắc đèn hay mở tủ lạnh, sẽ củng cố sự tự nguyện lặp lại.
Ý tưởng này giúp tổ chức lại não bộ để cải thiện khả năng kiểm soát vận động. Có thể bổ sung thêm vào thói quen của bạn tại nhà bằng cách sử dụng Găng tay thông minh hoặc Bảng thông minh. Các giải pháp này sẽ như thiết bị Phục hồi chức năng thông minh giúp khuyến khích số lần lặp lại gấp 10 lần so với các buổi trị liệu truyền thống.
2. Bỏ thói quen không sử dụng bên bị ảnh hưởng
Đối với nhu cầu định vị lại, hãy cố gắng tự di chuyển bên bị ảnh hưởng thay vì bỏ nó và sử dụng bên không bị ảnh hưởng.
Cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng “không sử dụng được” khi não bộ của bạn bắt đầu quên đi mặt bị ảnh hưởng như một phần trong thói quen hàng ngày. Vì vậy điều này sẽ buộc nó thực hiện nhiều công việc tích cực nhất có thể hàng ngày.
3. Hình dung (tưởng tượng)
Điều này đã được chứng minh là một kỹ thuật hiệu quả để cải thiện vận động, ngay cả khi bạn không có chuyển động chức năng để tự thực hiện nhiệm vụ. Hình dung từ lâu đã được các vận động viên trình độ cao sử dụng như một chiến thuật để làm việc nhằm tối đa hóa hiệu suất của họ.
Đối với những người đã từng bị đột quỵ, hình dung về một hoạt động cụ thể như nâng cao cánh tay hoặc chân, sẽ đưa lưu lượng máu đến vùng não chịu trách nhiệm về chuyển động đó, kích hoạt vùng đó.
4. Liệu pháp hộp gương
Liệu pháp hộp gương cũng có thể hiệu quả trong việc sử dụng các tế bào thần kinh phản chiếu của não để đánh lừa não bộ nghĩ rằng bên bị ảnh hưởng đang di chuyển theo cách bình thường. Trong một đánh giá của các nghiên cứu về liệu pháp gương so với các biện pháp can thiệp khác, liệu pháp gương đã được chứng minh là có ảnh hưởng đáng kể đến chức năng vận động cũng như giảm đau và mất thị lực.
Bình Phương
Danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc
Hội Đột Quỵ Việt Nam tiếp tục cập nhật danh sách bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ tại Việt Nam năm 2024. Các bệnh viện trong danh sách mang tính chất tham khảo, bệnh nhân và người nhà cần liên hệ với bệnh viện thông qua số hotline trước khi đến. Tình hình điều trị tại các đơn vị đột quỵ được cập nhật định kỳ.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Hiểu rõ 3 điều quan trọng để tránh hậu quả của đột quỵ
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng – Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, việc phòng ngừa đột quỵ phải là sự phối hợp nhiều giải pháp và cần duy trì lâu dài. Để phòng ngừa hậu quả của đột quỵ, chuyên gia nhấn mạnh 3 điều quan trọng, mời quý khán thính giả theo dõi trong video sau.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim