4 điều cần ghi nhớ khi theo dõi huyết áp trong đại dịch COVID-19

Duy trì mức huyết áp khỏe mạnh luôn quan trọng, nhưng điều này còn mang ý nghĩa hơn thế nữa trong đại dịch COVID-19. Đó là bởi vì huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng do virus SARS-CoV-2 gây ra.

10-01-2022 11:37
Theo dõi trên |

Tại Hoa Kỳ, gần một nửa số người trưởng thành bị cao huyết áp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thông tin, một số nghiên cứu phát hiện ra tỷ lệ tử vong tăng cao ở bệnh nhân cao huyết áp mắc COVID-19. Đồng thời, khả năng nhập viện chăm sóc đặc biệt hoặc sử dụng máy thở, phát triển viêm phổi hoặc tổn thương cơ quan và mô cũng gia tăng.

Nếu bị huyết áp cao, đây là những điều bạn nên biết để giữ gìn sức khỏe trong đại dịch COVID-19:

Phòng ngừa là cách phòng thủ tốt nhất

Nếu bị huyết áp cao hoặc một bệnh lý tiềm ẩn khác, điều đặc biệt quan trọng là bạn phải tuân theo các khuyến nghị về cách giữ gìn cơ thể, rửa tay, đeo khẩu trang và các phương pháp khác có thể ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Bệnh nhân đang dùng các loại thuốc huyết áp thông thường – thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) – những người mắc bệnh COVID-19 nên tiếp tục điều trị trừ khi có lời khuyên khác của bác sĩ, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, Hiệp hội Suy tim Hoa Kỳ và Đại học Tim mạch Hoa Kỳ.

Tránh các nguy cơ huyết áp cao

Nhiều yếu tố khác nhau có thể là nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao. Hãy thận trọng hơn với:

– Thuốc không theo toa. Thuốc thông mũi và thuốc giảm đau được gọi là NSAID, chẳng hạn như naproxen và ibuprofen, có thể làm tăng huyết áp. Những người tiền sử bệnh tim nên hạn chế hoặc tránh sử dụng chúng.

– Một số loại thuốc kê đơn. Những người dùng corticosteroid, thuốc ngừa thai đường uống, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sức khỏe tâm thần và một số thuốc điều trị ung thư nên theo dõi huyết áp thường xuyên.

– Hạn chế rượu và caffein

– Các loại thảo mộc và kết hợp thực phẩm. Một số chất bổ sung thảo dược như cam thảo có thể làm tăng huyết áp và các loại thực phẩm như thịt xông khói có thể tương tác với một số loại thuốc chống trầm cảm.

– Quản lý căng thẳng. Căng thẳng có thể dẫn đến những thói quen xấu, chẳng hạn như chế độ ăn uống nghèo nàn, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp.

Hãy dự phòng thêm thuốc

Kiểm tra với bác sĩ để xem liệu bạn có thể nhận được nguồn cung cấp thuốc theo toa lớn hơn để bạn không phải đến hiệu thuốc thường xuyên hay không. Các đơn thuốc đặt qua đường bưu điện có thể giúp bạn dự trữ và/ hoặc duy trì.

Nhận biết trường hợp khẩn cấp về huyết áp

Một cuộc khủng hoảng tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp tăng lên một cách nhanh chóng, có thể lên đến 180/120 mmHg hoặc cao hơn. Nếu các triệu chứng khác xảy ra – chẳng hạn như đau ngực hoặc lưng, tê hoặc yếu, mất thị lực, khó thở hoặc khó nói hãy gọi ngay cấp cứu để được hỗ trợ kịp thời.

Hoàng Thúy – dịch từ stroke.org

Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ