4 dấu hiệu của một cơn đau tim sắp xảy ra
Đau tim là tình trạng nguy hiểm đe doạ tính mạng bệnh nhân. Vậy làm sao để sớm nhận biết các dấu hiệu của cơn đau tim sắp xảy ra?
Mục lục
I. Dấu hiệu đau tim
Trong một số trường hợp, cơn nhồi máu cơ tim xảy ra rất bất chợt và nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, đa số trường hợp đau tim sẽ bắt đầu một cách chậm chạp và khiến bệnh nhân khó chịu ở vùng ngực.
Máu cung cấp cho tim bị gián đoạn sẽ gây ra tình trạng đau tim. Lượng máu không được cung cấp đủ cho hệ tim mạch sẽ khiến tim không có đủ chất dinh dưỡng và oxy. Các triệu chứng ở bệnh nhân bị đau tim bao gồm:
- Khó chịu ở vùng ngực: người bệnh có thể cảm thấy ngực mình bị vật nặng đè lên, cơ co thắt dữ dội, hay đau nhức.
- Cơn đau ngực sẽ lan sang lưng, hàm, cổ họng hoặc cánh tay.
- Bệnh nhân cảm thấy bụng bị đầy hơi hoặc cảm giác như ăn khó tiêu, họ có thể bị ợ nóng.
- Thở dốc.
- Vã mồ hôi.
- Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Chóng mặt.
- Cơ thể bị yếu đi.
- Mệt mỏi.
- Nhịp tim thất thường.
Nhận biết sớm các dấu hiệu đau tim là cách tốt để cứu sống bạn
II. Bốn triệu chứng chính báo hiệu cơn đau tim sắp xảy ra?
Chúng ta cần chú trọng đến dấu hiệu của cơn đau tim. Theo Hiệp Hội tim mạch Mỹ, 4 dấu hiệu là:
1. Đau ở vùng ngực
Đa số trường hợp đau tim xảy ra ở giữa vùng ngực và cơn đau sẽ kéo dài hơn vài phút.
Đôi lúc, người bệnh cảm thấy cơn khó chịu ở vùng ngực biến mất sau đó tái diễn. Người bệnh sẽ cảm thấy có cảm giác như có một vật nặng đang đè lên ngực mình, cơ co thắt dữ dội hoặc cảm thấy ngực bị đau nhức.
2. Cảm nhận khó chịu với các bộ phận khác ở phần trên của cơ thể
Người bị đau tim có thể bị đau một tay hoặc cả hai tay, cơn đau cũng sẽ lan qua lưng, cổ và hàm răng. Bệnh nhân cũng bị đau bụng.
3. Thở dốc
Người bị đau tim có thể thở dốc cùng với triệu chứng đau ngực hoặc không đau ngực.
4. Các triệu chứng khác
- Vã mô hôi lạnh người
- Buồn nôn
- Đau đầu nhẹ
III. Cách xử trí khi bị đau tim?
Trang web y tế Healthline liệt kê các việc cần làm khi phát hiện một người bị đau tim.
1. Gọi xe cấp cứu
Nếu có ai ở cạnh, yêu cầu họ ở bên bệnh nhân cho đến khi đội cấp cứu đến nơi. Gọi ngay xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện là cách làm nhanh nhất. Nhân viên cấp cứu y tế khẩn cấp được huấn luyện hỗ trợ bệnh nhân bị đau tim và vận chuyển người bệnh đến khoa chăm sóc đặc biệt.
Máy khử rung tim hay còn được gọi là ICD (Implantable Cardioverter Defibrillator) là một thiết bị y tế nhỏ có thể cấy vào cơ thể bệnh nhân được nhân viên y tế sử dụng khi cần phục hồi tim cho bệnh nhân bị đau tim.
2. Uống thuốc aspirin
Theo trang web y tế Healthline, bệnh nhân bị đau tim vẫn giữ được tỉnh táo nên uống 325 mg thuốc aspirin. Thuốc aspirin làm giảm nguy cơ đông máu. Thuốc aspirin làm quy trình đông máu chậm lại và giảm kích thước của cục máu đông ở bệnh nhân bị đau tim.
Khi đội cấp cứu đến nơi, họ sẽ đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị và chăm sóc kịp thời.
IV. Làm gì để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim?
Tuổi tác, giới tính và di truyền từ gia đình là yếu tố khiến chúng ta dễ bị đau tim. Để phòng ngừa sự đau tim, chúng ta cần:
- Ngừng hút thuốc và tránh hít khói thuốc lá.
- Kiểm soát huyết áp bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, giảm cân nếu bị béo phì, uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc kết hợp các giải pháp trên cùng một lúc.
- Thường xuyên vận động.
- Một người bị tiểu đường cần tuân thủ quy trình điều trị và kiểm soát đường huyết trong cơ thể.
- Tập hít thở sâu, yoga và giao tiếp với nhà trị liệu ngôn ngữ cũng là cách kiểm soát tình trạng căng thẳng của mình.
- Hạn chế sử dụng thức uống có cồn.
- Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: bổ sung thực phẩm giàu Vitamin và chất khoáng trong bữa ăn.
Trọng Dy, theo medicinenet
Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở
Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Hút 20 điếu thuốc mỗi ngày, thanh niên 25 tuổi đột quỵ
Đang ở nơi làm việc, nam thanh niên 25 tuổi đột ngột hôn mê, mất ý thức, liệt tay chân bên phải, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não. Được biết thanh niên này mỗi ngày hút gần 20 điéu thuốc lá.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim