Người bệnh suy tim nặng liệu có được mổ cầu tay chạy thận không?

Chào BS, 
Mẹ em đang chạy thận nhân tạo, chưa đặt được cầu nối tay để chạy thận vì BS ở trên em nói là do mẹ bị suy tim nặng nên không thể mổ tay để đặt cầu nối được ạ. BS có thể tư vấn giúp mẹ em được không? Cảm ơn BS nhiều ạ.

23-01-2024 14:33
Theo dõi trên |

Ảnh minh họa.

Chào bạn,

Chạy thận nhân tạo là bước điều trị quan trọng, giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Đây là phẫu thuật nối trực tiếp một động mạch (mạch máu đưa máu từ tim đi khắp cơ thể) và tĩnh mạch (mạch máu vận chuyển máu về tim) ở cánh tay của bệnh nhân, giúp hình thành một mạch máu lớn với lưu lượng máu lớn hơn, cung cấp đường vào mạch máu cho chạy thận nhân tạo.

Đường vào mạch máu động – tĩnh mạch này còn được gọi là cầu tay, hay cầu nối AVF. Vì vậy, phẫu thuật AVF được nhiều người gọi là mổ cầu tay chạy thận. Tuy nhiên bản thân cầu nối AVF đã là một dạng tuần hoàn không bình thường nên phải có những điều kiện để thực hiện và cũng có thể có những phát sinh bất thường trong quá trình điều trị.

Một trong những nhược điểm lớn nhất của AVF là vấn đề suy tim của bệnh nhân, bệnh nhân suy tim nặng thì không thể tạo cầu nối này được vì điều này sẽ làm suy tim nặng hơn. Thêm vào đó cầu nối AVF cần thời gian để phát triển đến kích thước cần thiết thì mới có thể bắt đầu sử dụng được, trung bình là từ 2 đến 4 tháng.

Như vậy, trường hợp mẹ em đang bị suy tim nặng thì chưa thể tạo cầu nối AVF được, mẹ em cần được điều trị suy tim tích cực kèm với chạy thận nhân tạo tạm thời bằng các cách khác để khi suy tim ổn định thì bác sĩ mới có thể cân nhắc tạo cầu nối AVF cho mẹ em được, dù ở bệnh viện tỉnh hay bệnh viện trung ương thì cũng đều như vậy thôi, em nhé.

Thân mến.

AloBacsi Cộng đồng

  • Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao là vấn đề đang được quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp đột tử tại các giải thi đấu, đặc biệt là marathon. Vậy đột tử khi chơi thể thao có phòng ngừa được không? Câu trả lời sẽ được TS.BS Phan Vương Huy Đổng ­ Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TPHCM giải đáp trong video dưới đây.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ