3 mẹo rèn luyện trí não giúp bạn có giấc ngủ ngon

Giấc ngủ ngon sẽ giúp chúng ta giảm nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, chúng ta phải chú trọng đến giấc ngủ của mình.

03-03-2022 21:36
Theo dõi trên |

Theo đài CNN, tình trạng mất ngủ mãn tính đang là vấn đề được mọi người quan tâm vì nhiều người chưa tìm ra được giải pháp giúp ngủ ngon hơn.

Chúng ta không còn duy trì thói quen đi ngủ khi mặt trời lặn và thức khi ánh dương ló dạng. Nhịp sinh học tự nhiên đã được thay thế bằng trí tuệ nhân tạo chẳng hạn như ánh sáng xanh của truyền hình, máy tính, điện thoại cảm ứng, thiết bị chơi game…

Michael Grander, nhà tâm lý học lâm sàng và chuyên gia giấc ngủ cho biết để ngủ ngon hơn chúng ta phải huấn luyện não tập được thói quen tốt. Ông tổ chức chương trình nghiên cứu về giấc ngủ và y tế tại Đại học bang Arizona và phòng khám giấc ngủ tại Trung tâm Y tế Banner tại thành phố Tucson.

Ông Grandner nói: “Giấc ngủ có thể được chuẩn bị theo những bước có thể sắp đặt trước và tùy theo tình hình. Chúng ta cần tập thích nghi với tình huống đang xảy ra và giúp não có suy nghĩ tôi có thể ngủ ngon”.


Nên tạo thói quen ngủ đúng giờ và không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ để có giấc ngủ ngon

Đây là ba bí kíp giúp để huấn luyện bộ não của bạn đi vào giấc ngủ:

1. Tuân thủ thói quen ngủ đúng giờ

Melatonin là hormones trong cơ thể chuyên điều tiết giấc ngủ và thời gian thức dậy của một người. Khi màn đêm buông xuống, hàm lượng melatonin tăng. Dấu hiệu trên cho chúng ta biết đến giờ đi ngủ. Hàm lượng melatonin tiết ra sẽ bị ánh sáng gây gián đoạn. Vì vậy, hàm lượng melatonin trong cơ thể giảm có nghĩa là chúng ta chuẩn bị chào đón ngày mới.

Ông Grandner cho biết hàm lượng melatonin cần phải được tiết một cách điều đặn. Nếu giờ ngủ và thời gian thức dậy bị đảo lộn từ ngày này sang ngày khác, chúng ta sẽ không biết được thời gian ngủ và thân thể chúng ta không biết cách phản ứng.

Ông Grandner nói: “Chúng ta không thể kiểm soát sự buồn ngủ nhưng chúng ta có thể kiểm soát thời gian thức dậy. Như vậy, não chúng ta sẽ quen với thời gian đi ngủ và thức dậy. Não hoạt động thường xuyên và có thể đoán trước việc đang xảy ra. Thức dậy đúng giờ mỗi ngày và tiếp xúc với ánh sáng sau khi thức sẽ giúp nhịp sinh học của chúng ta ổn định và cảm xúc sẽ được cải thiện”.

2. Đừng tạo thói quen nằm nướng ở trên giường

Ông Grandner nói: “Bí kíp ngủ ngon mỗi người có thể làm là thức dậy và ra khỏi giường ngay. Không nên nằm trên giường khi thức dậy nhưng chưa ngủ. Cho dù là đầu đêm hay nửa đêm, nếu bạn đã thức được 20 hoặc 30 phút, hãy đứng dậy và khởi động lại. Có thể bạn chỉ cần năm phút để buồn ngủ hoặc có thể là một giờ, nhưng đừng dành thời gian đó để thức trên giường.”

Ông Grandner nhận định nằm nướng có thể gây ra tình trạng mất ngủ mãn tính. Thay vì giường là nơi yên tĩnh và không có ánh sáng để ngủ ngon hơn, giường ngủ trở thành một nơi gây phiền toái, lo âu khiến giấc ngủ bị gián đoạn và người ngủ cũng cảm thấy uể oải.

Thay vì thế, chúng ta cần tập thói quen đi ngủ sớm để không bị uể oải vào ban ngày.

3. Thay đổi thái độ với giấc ngủ

Nhiều người xem giấc ngủ là điều cuối cùng khi họ phải làm trong một ngày bận rộn. Họ cho rằng cách làm trên có thể gây trì hoãn việc hoàn thành bài tập, công việc văn phòng.

Ông Grandner khuyên: “Đừng xem giờ ngủ là phần còn lại trong ngày. Chúng ta cần chú trọng đến thời gian ngủ một cách hợp lý để có một ngày mới hiệu quả.”

Nghe có vẻ giống như một sự thay đổi nhỏ trong suy nghĩ, nhưng đó là một sự thay đổi quan trọng, Grander nói thêm.

Hầu hết người lớn cần ngủ từ bảy đến tám giờ để được nghỉ ngơi đầy đủ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ . Vì vậy, nếu một người cần thức dậy lúc 7 giờ sáng mỗi ngày, thì việc tối ưu hóa 8 giờ sẽ yêu cầu thời gian đi ngủ là 11 giờ đêm.

Trọng Dy, theo CNN

Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ